Trắc nghiệm ôn tập kiến thức bài 32 sử 9
Câu hỏi
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Sau hơn 10 năm đi lên CNXH (1976 - 1985) nhân dân ta đã đạt được những thành tựu chủ yếu là:
A. thực hiện kế hoạch 5 năm (1976 - 1980) nhằm xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH.
B. thực hiện kế hoạch 5 năm (1981 - 1985) nhằm cải tạo XHCN.
C. đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở Biên giới phía Bắc và phía Tỉy nam(1975-1979).
D. Cả 3 ý trên.
2. Ngay sau khi miền Nam mới giải phóng, đất nước thống nhất về một mối (1975), chúng ta lại phải tổ chức chiến đấu chống lại:
A, quân Pôn Pốt
B. quân của khối SEATO
C. quân đội Trung Quốc
D. quân đội Lào
3. Vào năm 1979, chúng ta phải tổ chức chiến đấu bảo vệ biên giới phía:
A. Nam
B. Tây Nam
C. Bắc
D. Đông
4. Kế hoạch nhà nước 5 năm (1976-1980) được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc:
A. lần thứ II của Đảng
B, lần thứ III của Đảng
C. lần thứ IV của Đảng
D. lần thứ V của Đảng
5. Kế hoạch nhà nước 5 năm (1981-1985) được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc:
A. lần thứ III của Đảng
B. lần thứ IV của Đảng
C. lần thứ V của Đảng
D. lần thứ VI của Đảng
6. Công trình thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện Trị An được xây dựng vào thời gian:
A. 1976 - 1980
B. 1981 - 1985
C. 1976 - 1985
D. 1985 - 1990
Câu 2: Hãy đánh dấu (X) vào cột tương ứng với những thuận lợi và khó khăn sau khi đất nước hoàn toàn độc lập
Nội Dung | Thuận Lợi | Khó Khăn |
---|---|---|
Đất nước thống nhất về cả lãnh thổ lẫn nhà nước | ||
Trong chừng mực miền Nam có nền kinh tế phát triển theo hướng tư bản song nông nghiệp vẫn còn lạc hậu, sản xuất phân tán | ||
Miền Bắc đã xây dựng được cơ sở ban đầu cho CNXH nhưng lại bị hai cuộc Chiến tranh phá hoại tàn phá | ||
Bị quân Pôn Pốt rồi quân Trung Quốc tấn công Biên giới | ||
Ta có một tổ chức chính quyền được kiện toàn từ trung ương đến địa phương | ||
Các Đại hội Đảng đã đưa ra các nhiệm vụ có bản của mỗi giai đoạn | ||
Các cuộc Chiến tranh bảo vệ biên giới nhanh chóng kết thúc thắng lợi |
Câu 3
: Điền các sự kiện thích hợp với các mốc thời gian sauThời Gian | Sự Kiện |
---|---|
12/1976 | |
22/12/1978 | |
17/2/1979 | |
18/3/1979 | |
3/1982 |
Câu 4: Sau hơn 10 năm đi lên chủ nghĩa xã hội (1976 - 1985), nhân dân ta đã đạt được những thành tựu chủ yếu nào và còn những khó khăn, yếu kém gì.
Đáp án
d
Câu 1:
1.D - 2.A - 3.C - 4.C -5.C -6.B
Câu 2:
Nội Dung | Thuận Lợi | Khó Khăn |
---|---|---|
Đất nước thống nhất về cả lãnh thổ lẫn nhà nước | x | |
Trong chừng mực miền Nam có nền kinh tế phát triển theo hướng tư bản song nông nghiệp vẫn còn lạc hậu, sản xuất phân tán | x | |
Miền Bắc đã xây dựng được cơ sở ban đầu cho CNXH nhưng lại bị hai cuộc Chiến tranh phá hoại tàn phá | x | |
Bị quân Pôn Pốt rồi quân Trung Quốc tấn công Biên giới | x | |
Ta có một tổ chức chính quyền được kiện toàn từ trung ương đến địa phương | x | |
Các Đại hội Đảng đã đưa ra các nhiệm vụ có bản của mỗi giai đoạn | x | |
Các cuộc Chiến tranh bảo vệ biên giới nhanh chóng kết thúc thắng lợi | x |
Câu 3
:Thời Gian | Sự Kiện |
---|---|
12/1976 | Đại hội toàn quốc lần thứ IV của Đảng quyết định tiến hành đổi mới đất nước |
22/12/1978 | Tập đoàn Pôn Pốt huy động 19 sư đoàn bộ binh tấn công Biên giới Tây Nam của ta |
17/2/1979 | Trung Quốc cho quân đội với lực lượng 32 sư đoàn tấn công Biên giới phía Bắc của ta |
18/3/1979 | Trung Quốc rút hết quân khỏi Việt Nam |
3/1982 | Đại hội toàn quốc lần thứ V của Đảng |
Câu 4: Tham khảo đáp án qua bài hướng dẫn trả lời bài 1 trang 173 SGK sử 9
Trắc nghiệm sử 9 bài 32 nâng cao
Câu hỏi
Câu 1. Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai
Câu 2. Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội trong điều kiện như thế nào?
a. Đất nước đã hòa bình.
b. Miền Nam đã hoàn toàn giải phóng.
c. Đất nước độc lập, thống nhất.
d. Miền Bắc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
Câu 3. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ và hoàn thành thống nhất đất nước về nhiệm vụ nhà nước, cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới đó là gì?
a. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1976-1980).
b. Đất nước độc lập, thống nhất, đi lên CNXH.
c. Cải tạo quan hệ sản xuất.
d. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH.
Câu 4. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (12/1976) có những quyết định quan trọng. Điều nào sau đây chưa phải là quyết định của Đại hội lần này?
a. Đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
b. Đề ra đường lối xây dựng CNXH trong cả nước.
c. Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch nhà nước 5 năm (1976 -1980)
d. Thực hiện đường lối đổi mới đất nước.
Câu 5. Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm (1976 -1980) là gì?
a. Khôi phục và phát triển kinh tế.
b. Cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.
c. Vừa xây dựng đất nước, vừa cải tạo quan hệ sản xuất.
d. Xây dựng nền văn hóa mới.
Câu 6. Mục tiêu cơ bản của kế hoạch 5 năm (1975 -1980) là gì?
a. Xây dựng một bước cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH.
b. Cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động
c. Cải tạo XHCN trong các vùng mới giải phóng ở Miền Nam.
d. a + b đúng.
Câu 7. Nền kinh tế của ta sau 5 năm vẫn còn mất cân đối, sản xuất phát triển chậm, thu nhập quốc dân và năng suất lao động thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Đó là những hạn chế của thời kỳ nào?
a. Thực hiện kế hoạch 5 năm lần nhất (1960 - 1965).
b. Thời kỳ khôi phục kinh tế miền Bắc (1968 - 1973)
c. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1976 - 1980).
d. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1981 - 1985).
Câu 8. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (3/1982) có những quyết định quan trọng. Điều nào sau đây chưa phải là quyết định của Đại hội Đảng lần này?
a. Cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH.
b. Tiếp tục đường lối xây dựng CNXH trong phạm vi cả nước.
c. Thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta phải trải qua nhiều chặng.
d. Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch 5 năm (1981 -1985).
Câu 9. Điểm nào chưa phải là thành tựu chủ yếu của kế hoạch nhà nước 5 năm (1981-1985)?
a. Sản xuất lương thực tăng bình quân từ 13,4 triệu tấn trong thời kỳ 1976 - 1980 lên đến 17 triệu tấn.
b. Thu nhập quốc dân tăng bình quân hàng năm là 6,4 % so với 0,4 % trong thơi kỳ 1976- 1980.
c. về cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân.
d. Hoàn thành hàng trăm công trình tương đối lớn.
Câu 10. Tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ 1980 - 1985 được biểu hiện ở nhiều mặt. Điểm nào không đúng với thực tế nói trên?
a. Vấn đề lương thực chưa được giải quyết.
b. Đời sống nhân dân còn khó khăn, chưa ổn định.
c. Hàng tiêu dùng còn khan hiếm.
d. Văn hóa - giáo dục chưa được coi trọng.
Câu 11. Những khó khăn yếu kém của 5 năm trước vẫn chưa được khắc phục, thậm chí có phần trầm trọng hơn, mục tiêu cơ bản là ổn định tình hình kinh tế, xã hội vẫn chưa thực hiện. Đó là những hạn chế của thời kì nào?
a. Kế hoạch 5 năm (1976-1980)
b. Kế hoạch 5 năm (1981-1985)
c. a và b đúng.
d. a và b sai.
Câu 12. Nguyên nhân của những khó khăn yếu kém trong việc thực hiện 2 kế hoạch 5 năm (1976 -1980 và 1981 - 1985) là gì?
a. Do nền kinh tế nước ta vốn đã nghèo nàn lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
b. Do chính sách cấm vận của Mĩ đã làm cản trở quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước.
c. Do sai lầm của ta trong chủ trương, biện pháp, tổ chức, chỉ đạo thực hiện.
d. Cả 3 ý trên.
Câu 13. Mục tiêu của kế hoạch 5 năm (1981 -1985) đề ra là “Về cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân” không thực hiện được. Đúng hay sai.
a. Đúng
b. Sai
Câu 14. Khó khăn yếu kém nảy sinh sau 5 năm đầu (1976-1980) và sau 5 năm tiếp theo (1981-1985) là gì?
a. Kinh tế của ta còn mất cân đối, sản xuất phát triển chậm.
b. Thu nhập quốc dân thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
c. Trong xã hội nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực.
d. a, b và c đúng.
Câu 15. Từ sau 30/4/1975, để bảo vệ an toàn lãnh thổ của Tổ quốc, Việt Nam phải đối đầu trực tiếp với những lực lượng nào?
a. Quân xâm lược Mĩ.
b. Tập đoàn Pôn Pốt (Cam-pu-chiạ).
c. Cuộc tiến công biên giới phía Bắc của quân Trung Quốc.
d. b và c đúng.
Câu 16. Năm 1978 Trung Quốc đã có những hành động gì làm tổn hại đến tình cảm giữa nhân dân hai nước?
a. Cho quân khiêu khích quân sự dọc biên giới.
b. Cắt viện trợ.
c. Rút chuyên gia về nước.
d. Cả 3 ý trên.
Đáp án
Câu 1 | A | Câu 2 | C |
Câu 3 | B | Câu 4 | D |
Câu 5 | C | Câu 6 | C |
Câu 7 | C | Câu 8 | A |
Câu 9 | C | Câu 10 | D |
Câu 11 | B | Câu 12 | D |
Câu 13 | A | Câu 14 | D |
Câu 15 | D | Câu 16 | D |
➜ Tham khảo thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm sử 9 bài 33
Hướng dẫn soạn sử 9