Câu hỏi trắc nghiệm bài 29 lịch sử lớp 9

Xuất bản: 05/04/2019 - Cập nhật: 26/05/2020 - Tác giả:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sử 9 bài 29 gồm 26 câu hỏi ôn tập và nâng cao giúp các em nắm vững những kiến thức quan trọng của bài học.

Những câu hỏi trắc nghiệm sử 9 bài 29 có đáp án của ĐọcTàiLiệu giới thiệu dưới đây bao gồm 6 câu hỏi ôn tập và 20 câu hỏi nâng cao. Tất cả các câu hỏi đều đã được biên soạn bám sát theo nội dung học tập môn Lịch Sử lớp 9, qua đó giúp các em nắm vững được các kiến thức đã được học và cũng góp phần nâng cao kỹ năng làm bài thi dạng trắc nghiệm của mình.

Trắc nghiệm sử 9 bài 29 ôn tập kiến thức

Câu hỏi

Câu 1: Khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng.

1. Mĩ tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” vì:

A. thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đơn phương”.
B. thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
C. thất bại trong chiến lược “Việt Nam hoá Chiến tranh”.
D. muốn dùng sức mạnh quân sự đánh bại nhân dân Việt Nam.

2. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” diễn ra trong thời gian:

A. 1954 – 1960
B. 1961 - 1965
C. 1965 - 1968
D. 1968 - 1973

3. Chiến thắng đầu tiên của quân dân miền Nam chống “Chiến tranh cục bộ” là:

A. Vạn Tường (Quảng Ngãi)
B. Ấp Bắc (Mỹ Tho)
C. Mỏ Cày (Bến Tre)
D. Đường 9 - Nam Lào

4. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy diễn ra năm nào?: A. 1965
B. 1968
C. 1970
D. 1972

5. Mi dựng lên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” ngày:

A. 5/8/1963
B. 15/8/1963
C. 5/8/1964
D. 15/8/1954

6. Hướng tấn công chủ yếu của ta trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 là:

A. Tây Nguyên
B. Sài Gòn
C. Quảng Ngãi
D. Quảng Trị

7. Hiệp định Pa-ri được ký kết giữa đại diện:

A. 2 bên
B. 3 bên
C. 4 bên
D. 5 bên

8. Hiệp định Pa-ri được chính thức ký ngày:

A. 27/1/1972
B. 21/7/1972
C. 27/1/1973
D. 21/7/1973

Câu 2. Nối các dữ kiện ở cột A với thời gian ở cột B cho chính xác.

AB
1. Trận Vạn Tườnga. 7/2/1965- 1/11/1968
2. Cuộc tiến công Mùa khô thứ nhấtb. 24 - 25/4/1970
3. Cuộc tiến công Mùa khô thứ haic. 12/2/1971 - 23/3/1971
4. Chiến tranh phá hoại lần Id. 16/4/1972 - 29/12/1972
5. Chiến tranh phá hoại lần IIe. 13/5/1968 - 27/1/1973
6. Hội nghị Pa rif. Động xuân 1965-1966
7. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dươngg. 18/8/1965
8.Đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn - 719"h. Đông xuân 1965-1966 719"

Câu 3. Đánh dấu (X) vào cột ở bên phải cho phù hợp với các sự kiện ở cột bên trái.

Sự Kiện"Chống Chiến tranh cục bộ"Chống " Việt Nam hóa chiến tranh"
Đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn-719”.
Chiến thắng Vạn Tường
Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
Đập tan cuộc hành quân xâm lược Cam-puchia của 10 vạn Mĩ - Nguỵ Sài Gòn.
Bẻ gẫy cuộc hành quân Giang-xơn Xi-ty.
Đánh tan hai cuộc phản công mùa khô của Mĩ - Nguỵ.

Câu 4

. Viết tiếp vào chỗ chấm (...) để hoàn chỉnh các câu sau.

1. Năm 1959, tuyến đường........................... được khai thông.

2. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố ......

3. Từ 14 đến 19/12/1972, quân dân Hà Nội - Hải Phòng đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích bằng không quân của Mĩ, làm nên trận......

4. Ngày ......, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời.

5. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đánh dấu sự thất bại của chiến lược......

Câu 5. Làm rõ các khái niệm: Chiến tranh đặc biệt, Chiến tranh cục bộ, Việt Nam hoá Chiến tranh.

Câu 6. Nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt Chiến tranh ở Việt Nam.

Đáp án

Câu 1.

1.B2.C3.A4.B
5.C6.D7.C8.C

Câu 2.

1.g3.h5.d7.b
2.f4.a6.e8.c

Câu 3

Sự Kiện"Chống Chiến tranh cục bộ"Chống " Việt Nam hóa chiến tranh"
Đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn-719”.x
Chiến thắng Vạn Tườngx
Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.x
Đập tan cuộc hành quân xâm lược Cam-puchia của 10 vạn Mĩ - Nguỵ Sài Gòn.x
Bẻ gẫy cuộc hành quân Giang-xơn Xi-ty.x
Đánh tan hai cuộc phản công mùa khô của Mĩ - Nguỵ.x

Câu 4.

1. Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển
2. "phi Mĩ hóa" Chiến tranh
3. "Điện Biên Phủ trên không"
4. 2/9/1969
5. "Việt Nam hóa Chiến tranh"

Câu 5. Gợi ý trả lời

- Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là chiến lược thực dân mới của Mỹ được tiến hành bằng quân đội tay sai, do “cố vấn” Mĩ chỉ huy, dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện Chiến tranh của Mĩ.

- Chiến tranh cục bộ là loại hình Chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ được tiến hành bằng lực lượng quân viễn chinh Mĩ, quân Đồng minh và quân nguỵ Sài Gòn.

- Việt Nam hoá Chiến tranh được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hoả lực và không quân Mĩ, do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn Mĩ.

Tham khảo thêm: 

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì giống và khác nhau?

Bài 1 trang 154 SGK Lịch sử 9

Câu 6. Gợi ý trả lời

- Hiệp định Pa-ri được ký ngày 27/1/1973 giữa đại diện 4 bên là: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hoà. Nội dung cơ bản của Hiệp định gồm:

+ Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

+ Hoa Kỳ rút hết quân đội của mình và quân Đồng minh, huỷ bỏ các căn cứ quân sự của Mĩ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

+ Nhân dân Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

+ Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.

+ Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.

+ Hoa Kỳ cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương Chiến tranh Việt Nam và Đông Dương.

Xem thêm đầy đủ hơn tại bài trả lời câu hỏi thảo luận trang 154 SGK Lịch sử 9

Trắc nghiệm sử 9 bài 29 nâng cao

Câu hỏi

Câu 1. Lực lượng nào giữ vai trò quan trọng nhất trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Miền Nam Việt Nam?

a. Quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn.

b. Quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn.

c. Quân đội Mĩ, quân đồng minh.

d. Quân đội Sài Gòn, quân đồng minh.

Câu 2. Thời điểm nào lực lượng Mĩ và quân đồng mình ở miền Nam tăng gần 1,5 triệu quân?

a. 1966

b. 1967

c. 1968

d. 1969

Câu 3. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, được sử dụng theo công thức nào?

a. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng quân Ngụy là chủ yếu + vũ khí + trang thiết bị hiện đại của Mĩ

b. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng quân Mĩ là chủ yếu + quân Ngụy + vũ khí + trang thiết bị hiện đại của Mĩ.

c. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ + quân đồng minh + quân Ngụy + trang thiết bị hiện đại của Mĩ.

d. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ + quân đồng minh + trang thiết bị hiện đại của Mĩ.

Câu 4. Điểm khác nhau cơ bản giữa “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” là gì?

a. Sử dụng lực lượng quân Viễn chinh Mĩ, quân đồng minh và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.

b. Sử dụng cố vấn Mĩ, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ.

c. Là loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm chống lại cách mạng miền Nam.

d. a và b là điểm khác nhau.

Câu 5. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) chứng tỏ điều gì?

a. Lực lượng vũ trang miền Nam đủ sức đương đầu và đánh bại quân Viễn chinh Mĩ.

b. Lực lượng vũ trang miền Nam đã trường thành nhanh chóng.

c. Quân Viễn chinh Mĩ đã mất khả năng chiến đấu.

d. Cách mạng miền Nam đã giành thắng lợi trong việc đánh bại “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.

Câu 6. Địa danh nào được coi như là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ?

a. Bình Giã.

b. Vạn Tường,

c. Chu Lai.

d. Ba Gia.

Câu 7. Mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt” trên khắp chiến trường miền Nam là ý nghĩa của chiến thắng nào?

a. Ấp Bắc.

b. Mùa khô 1965 - 1966.

c. Vạn Tường.

d. Mùa khô 1966-1967.

Câu 8. Tính chất ác liệt của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” thể hiện ở chỗ nào?

a. Quân Mĩ không ngừng tăng lên vệ số lượng.

b. Quân Mĩ nhảy vào cuộc chiến nhằm cứu vãn quân đội Sài Gòn.

c. Quân Mĩ cùng quân đồng minh và quân đội Sài Gòn cùng tham chiến.

d. Mục tiêu tiêu diệt quân chủ lực của ta, vừa bình định miền Nam, vừa phá hoại miền Bắc.

Câu 9. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) là gì?

a. Chiến thắng Vạn Tường được coi như là “Ắp Bắc” đối với quân Mĩ.

b. Cổ vũ quân dân cả nước quyết tâm đánh thắng Mĩ.

c. Khẳng định khả năng có thể đánh thắng Mĩ đã trở thành hiện thực.

d. Nâng cao uy tín của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam.

Câu 10. Mục tiêu của địch trong mùa khô (1965 - 1966) là gì?

a. Đánh vào vùng giải phóng của ta.

b. Tiêu diệt lực lượng du kích của ta

c. Đánh bại chủ lực quân giải phóng của ta.

d. a và b đúng

Câu 11. Trong cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 - 1966) của Mĩ nhằm vào hướng chính nào?

a. Miền Đông Nam Bộ.

b. Khu V và miền Đông Nam Bộ.

c. Khu V và miền Tây Nam Bộ.

d. Miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ.

Câu 12. Mùa khô 1966 - 1967 cuộc hành quân Gian-xơn-Xi-ti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh) của địch nhằm mục đích gì?

a. Tiêu diệt quân chủ lực của ta.

b. Tiêu diệt chủ lực quân giải phóng của ta.

c. Tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.

d. Thực hiện âm mưu “tìm diệt” và “bình định”.

Câu 13. Đâu là yếu tố bất ngờ nhất của cuộc tiến công và nổi dậy trong Tết Mậu Thân (1968)?

a. Mở đầu cuộc tiến công vào đêm giao thừa, đồng loạt ở 37 tỉnh, 4 đô thị.

b. Tiến công vào các vị trí đầu não của địch ở Sài Gòn.

c. Tiến công vào Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn.

d. Tiến công vào sân bay Tân Sơn Nhất.

Câu 14. Thắng lợi lớn nhất của quân ta và dân ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968)?

a. Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ.

b. Là đòn tấn công bất ngờ, làm địch choáng váng.

c. Mĩ chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.

d. Mĩ chấp nhận đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh xâm lược.

Câu 15. Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong giai đoạn 1965 -1968, tác động mạnh nhất đến nhàn dân Mĩ?

a. Trận Vạn Tương (18/8/1965).

b. Chiến thắng mùa khô (1965 - 1966).

c. Chiến thắng mùa khô (1966 - 1967).

d. Tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968).

Câu 16. Mục tiêu của việc Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc?

a. Phá hoại miền Bắc-hậu phương lớn của miền Nam, hỗ trợ cho việc thực hiện những mục tiêu của chiến tranh xâm lược ở miền Nam.

b. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc.

c. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ta.

d. Cả ba ý trên đúng.

Câu 17. Tội ác tàn bạo nhất của đế quốc Mĩ trong việc đánh phá Miền Bắc nước ta?

a. Ném bom vào các mục tiêu quân sự.

b. Ném bom vào các đầu mối giao thông (cầu cống, đường sá).

c. Ném bom vào các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ. các công trình thủy lợi.

d. Ném bom vào khu đông dân, trường học, nhà trẻ, bệnh viện, khu an dưỡng.

Câu 18. Khi miền Bắc chuyển từ thời bình sang thời chiến, cách mạng miền Bắc thực hiện nhiệm vụ chiến lược gì?

a. Chống chiến tranh phá hoại của Mĩ nhằm bảo vệ sản xuất.

b. Vừa chiến đấu, vừa sản xuất.

c. Bảo vệ công cuộc xây dựng XHCN miền Bắc.

d. Chi viện cho cách mạng miền Nam.

Câu 19. Chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ ở miền Bắc kéo dài trong thời gian nào?

a. Từ 5/8/1964 => 1/11/1968.

b. Từ 7/2/1965 => 1/12/1968.

c. Từ 8/5/1964 =>1/11/1968.

d. Từ 2/7/1964 => 11/1/1968.

Câu 20. Nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc trong thời kì 1965 - 1968?

a. Chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ

b. Đảm bảo giao thông vận tải thường xuyên thông suốt, phục vụ chiến đấu, sản xuất và đời sống.

c. Vừa chiến đấu, vừa sản xuất và thực hiện nhiệm vụ hậu phương lớn.

d. Hỗ trợ cho cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam.

Trả lời

Câu 1ACâu 2D
Câu 3CCâu 4A
Câu 5ACâu 6B
Câu 7CCâu 8D
Câu 9CCâu 10C
Câu 11BCâu 12C
Câu 13ACâu 14D
Câu 15DCâu 16D
Câu 17DCâu 18B
Câu 19ACâu 20C

➜ Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm sử 9 bài 30

Hướng dẫn soạn sử lớp 9 hay nhất

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM