Câu hỏi trắc nghiệm bài 13 lịch sử lớp 9

Xuất bản: 07/05/2019 - Tác giả:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 9 bài 13 gồm 20 câu hỏi kèm đáp án sẽ giúp các bạn nắm vững những kiến thức quan trọng của bài học này.

Đề trắc nghiệm sử 9 bài 13 gồm có 5 bài tập và 15 câu hỏi trắc nghiệm nâng cao sẽ giúp các em nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Qua bộ đề này cũng sẽ giúp các em rèn luyện thêm những kỹ năng làm bài thi dạng trắc nghiệm của mình .

Các em ghi đáp án của mình ra giấy, sau khi hoàn thành thì so sánh với đáp án ở cuối mỗi mục.

Trắc nghiệm ôn tập kiến thức bài 13 sử 9

Câu hỏi

Câu 1. Khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng.

1. Từ năm 1945 đến năm 1991, hệ thống xã hội chủ nghĩa trải qua các giai đoạn:

A. 1945-1950; 1950-1980; 1980-1991

B. 1945- 1950; 1950-nửa đầu những năm 70; nửa sau những năm 70-1991

C. 1945- 1980; 1980-1991

D. 1945-1989; 1989- 1991

2. Từ năm 1945 đến năm 1991, phong trào giải phóng dân tộc thế giới đã phát triển qua:

A. 2 giai đoạn

B. 3 giai đoạn

C. 4 giai đoạn

D, 5 giai đoạn

3. Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay trải qua các giai đoạn:

A.Từ 1945 đến 1947; Từ 1947 đến nay

B. Từ 1945 đến nửa sau những năm 70; Từ nửa sau những năm 70 đến nay

C. Từ 1945 đến 1947; Từ 1947 đến 1989; Từ 1980 đến nay

D. Từ 1945 đến 1983; Từ 1983 đến 1991

4. Chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã trở thành hệ thống thế giới trải dài từ châu Âu sang châu Á vào năm:

A. 1945

B. 1947

C. 1949

D. 1950

5. Liên bang Cộng hoà XHCN Xô viết (Liên Xô) bị tan rã vào năm:

A. 1983

B. 1989

C. 1990

D. 1991

6. Các trung tâm kinh tế lớn của thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

A. Mĩ - Nhật Bản

B, Mĩ - Anh - Pháp

C. Mĩ - EU - Nhật Bản

D. Mĩ - Tây  u - Nhật Bản

Câu 2. Hãy nối cột tên viết tắt là tên đầy đủ của các tổ chức sau cho phù hợp.

1. ASEANa. Hội đồng tương trợ kinh tế
2. SEATOb. Hiệp hội các nước Đông Nam Á
3. NATOc. Liên minh châu Âu
4. SEVd. Khối quân sự Đông Nam Á
5. EUe. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương

Câu 3. Điền chữ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ☐ ở đầu những câu sau.

1.☐ Trật tự Véc-xai - Oa-sinh-tơn là trật tự thế giới được thiết lập sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

2.☐ Trật tự hai cực I-an-ta là trật tự thế giới được thiết lập sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

3.☐ Năm 1947 Tổng thống Mỹ tuyên bố thực hiện “chiến tranh lạnh”.

4.☐ “Chiến tranh lạnh” của Mĩ nhằm nô dịch các nước tư bản và các nước thuộc địa kiểu mới.

5.☐ Năm 1989, Tổng thống En-xin (Nga) và Tổng thống (Bu-sơ) đã tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”.

6.☐ Trật tự thế giới mới được hình thành, đó là trật tự đơn cực do Mĩ nắm mọi quyền hành.

Câu 4. Hãy nối các mốc thời gian cho phù hợp với những sự kiện lịch sử trong bảng sau.

Thời gianSự kiện
1.14/8/1945a. Thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
2.8/1/1949b. SEV ra đời đánh dấu sự hình thành hệ thống XHCN
3.4/4/1949c. Thành lập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương
4. 14/5/1955d. Thành lập cộng đồng châu Âu (EC).
5.8/8/1967e. Thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập SGN
6.1/1/1967g. Thành lập tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va
7.21/12/1991h. Nhật Bản kí Hiệp định đầu hàng không điều kiện, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc

Câu 5

. Hãy điền tiếp chỗ chấm (...) để hoàn thành những câu sau:

1. Có thể lấy sự tan rã của.................... như một mốc đánh dấu cho sự phần kì của giai đoạn lịch sử sau năm 1945 đến nay.

2. Giai đoạn lịch sử từ năm 1945 đến năm 1991 là giai đoạn thế giới phân thành.......phe.

3. Giai đoạn lịch sử từ sau 1991 đến nay thường được gọi là “.................".

4. Xu hướng chung của thế giới ngày nay là.....

Đáp án

Câu 1.

1.B4.C
2.B5.D
3.C6.C

Câu 2. 1 - b; 2 - d; 3 - e; 4 - a; 5 - c

Câu 3.

1. Đúng4. Sai
2. Đúng5. Sai
3. Đúng6. Sai

Câu 4. 1 - h; 2 - b; 3 - c; 4 - g; 5 - a; 6 - d; 7 - e

Câu 5.

1. Có thể lấy sự tan rã của "Chiến tranh lạnh"như một mốc đánh dấu cho sự phần kì của giai đoạn lịch sử sau năm 1945 đến nay.

2. Giai đoạn lịch sử từ năm 1945 đến năm 1991 là giai đoạn thế giới phân thành hai phe.

3. Giai đoạn lịch sử từ sau 1991 đến nay thường được gọi là sau "chiến tranh lạnh".

4. Xu hướng chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định và hợp tác  phát triển

Tham khảo thêm các kiến thức quan trọng và hướng dẫn soạn sử 9 bài 13

Trắc nghiệm sử 9 bài 13 nâng cao

Câu hỏi

Câu 1. Năm nào đánh dấu sự hình thành hệ thống XHCN thế giới?

a. 1944

b. 1945

c. 1949

d. 1950

Câu 2. Năm nào được xem là "năm châu Phi"?

a. 1945

b. 1955.

c. 1960.

d. 1965.

Câu 3. Địa danh lịch sử nào đánh dấu sự mở đầu việc sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ?

a. An-giê-ri.

b. Điện Biên Phủ.

c. Phôm-pênh (Cam-pu-chia).

d. Viên-Chăn (Lào).

Câu 4. Cuộc cách mạng nào đã đánh đổ chính quyền tay sai của chủ nghĩa thực dân kiểu mới?

a. Trung Quốc (01/10/1949)

b. Cu Ba (10/01/1959)

c. An-giê-ri (18/03/1962).

d. Ấn Độ (26/11/1950).

Câu 5. Cách mạng nước nào được xem là "lá cờ đầu" của Mĩ La tinh?

a. Mê-hi-cô.

b. Vê-nê-duê-la.

c. Cu Ba.

d. Ni-ca-ra-gua.

Câu 6. Chủ nghĩa A-pác-thai bị xoá bỏ tại đâu?

a. Mĩ La-tinh.

b. Nam Phi.

c. Trung Đông.

d. Châu Phi.

Câu 7. Địa danh nào sau đây chưa được xem là trung tâm tài chính của thế giới tư bản trong những năm 70 của thế kỉ XX?

a. Mĩ

b. Nhật Bản

c. Tây Âu

d. Nam Âu

Câu 8. Nguyên nhân chung thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các nước phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

a. Nhận viện trợ kinh tế và phụ thuộc Mĩ.

b. Tinh thần tự lực, tự cường của mỗi nước.

c. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng,

d. Áp dụng những thành tựu của CM KH-KT.

Câu 9. Tổ chức nào có nhiều tác dụng thúc đẩy sự phát triển và giao lưu kinh tế giữa các quốc gia?

a. Khối EEC

b. Khối ASEAN

c. Khối NATO

d. a, b đúng

Câu 10. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước nào đi đầu trong việc ủng hộ phong trào cách mạng thế giới và bảo vệ hòa bình thế giới?

a. Trung Quốc

b. Liên Xô

c. Việt Nam

d. Cu Ba

Câu 11. Những phong trào quốc tế nào đã có vai trò tích cực trong các mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

a. Phong trào giải phóng dân tộc

b. Phong trào bảo vệ hòa bình thế giới

c. Phong trào không liên kết

d. a, b, c đúng

Câu 12. Cuộc đấu tranh nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai không có đế quốc Mĩ tham gia trực tiếp?

a. Triều Tiên (1950-1953).

b. Việt Nam (1960-1975).

c. An-giê-ri (1954-1962).

d. Chiến tranh Vùng Vịnh (thập niên 90 của thế kỉ XX).

Câu 13. Quan hệ quốc tế sau 1945 là sự xác lập trật tự thế giới nào?

a. Hai cực

b. Một cực

c. Đa cực

d. a, b đúng

Câu 14. Giai đoạn lịch sử từ sau 1991 đến nay được gọi là thời kì:

a. Sau "Chiến tranh lạnh", một trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm.

b. Một trật tự thế giới hai cực Xô-Mĩ.

c. Một trật tự thế giới đơn cực.

d. a, b đúng

Câu 15. Hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển vừa là:

a. Nhiệm vụ chung của toàn nhân loại khi bước vào thế kỉ XXI.

b. Vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI.

c. Trách nhiệm của các nước đang phát triển.

d. Trách nhiệm của các nước phát triển.

Đáp án

Câu 1CCâu 2C
Câu 3BCâu 4B
Câu 5CCâu 6B
Câu 7DCâu 8D
Câu 9DCâu 10B
Câu 11DCâu 12C
Câu 13ACâu 14A
Câu 15B

➜ Xem thêm bộ trắc nghiệm sử 9 bài 12 có đáp án chi tiết

Hướng dẫn soạn sử 9 hay nhất

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM