Trả lời câu hỏi trang 9 SGK Lịch Sử 5 bài 3

Xuất bản: 09/11/2018 - Tác giả:

Hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 9 sách giáo khoa lịch sử 5 bài học về Cuộc phản công ở kinh thành Huế

Câu hỏi

Em có biết trường học, đường phố nào mang tên các nhân vật lịch sử của phong trào Cần Vương?

Giải bài tập Lịch sử 5 bài 3 câu hỏi trang 9

Trả lời​​​​​​​

Một số tên đường và trường học mang tên các nhân vật lịch sử của phong trào Cần Vương mà em có thể kể đến là:

- Đường Hàm Nghi (Hà Nội)

- Trường tiểu học Hàm Nghi (Đà Nẵng)

- Trường trung học cơ sở Đinh Công Tráng (Hà Nam)

- Trường trung học phổ thông Phan Đình Phùng (Hà Nội)

- Đường Tôn Thất Thuyết (Hà Nội)

- Trường THCS Tôn Thất Thuyết (Quảng Trị)

- Đường Phạm bành (Hồ Chí Minh)

- Đường Nguyễn Thiện Thuật (Đà Nẵng).

Xem thêm​​​​​​​:

>>> Bài tiếp theo: Câu 1 trang 9 SGK Lịch sử 5

>>> Bài liên quan: Bài 3 sgk lịch sử 5

Một số thông tin em cần biết về Phong trào Cần Vương

Tại triều đình Huế, sau khi vua Tự Đức mất (tháng 7 năm 1883) thì sự phân hóa trong nội bộ đình thần, quan lại nhà Nguyễn càng sâu sắc, triều đình phân hóa thành 2 phe rõ rệt – phe chủ chiến và phe chủ hòa. Phe chủ chiến kiên quyết không khuất phục thực dân Pháp, muốn cứu lấy sự tồn tại của đất nước, của triều đình. Còn phe chủ hòa sẵn sàng quy thuận và hợp tác với Pháp để bảo vệ quyền lợi giai cấp. Đứng đầu phe chủ chiến là Tôn Thất Thuyết. Tôn Thất Thuyết là Thượng thư Bộ binh, nắm giữ quân đội trong tay và là nhân vật quan trọng nhất trong Hội đồng phụ chính. Ngoài ra, Tôn Thất Thuyết còn có liên hệ mật thiết với nhiều thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp. Tôn Thất Thuyết quyết tâm xây dựng, củng cố lực lượng để quyết chiến với thực dân Pháp.

Ngày 31 tháng 7 năm 1884, Tôn Thất Thuyết cho phế truất vua Kiến Phúc – một ông vua có tư tưởng thân Pháp – và đưa Ưng Lịch mới 14 tuổi lên ngôi, lấy hiệu là Hàm Nghi.

Sau khi cuộc tấn công tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết - một đại thần thuộc phe chủ chiến - đưa vua Hàm Nghi ra ngoài, phát hịch Cần Vương chống Pháp. Người Pháp dựng vua Đồng Khánh lên ngôi tại Huế. Ngoài Khởi nghĩa Cần Vương của vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn, các cuộc khởi nghĩa hưởng ứng lời kêu gọi của vua Hàm Nghi gồm có:

  • Nghĩa hội Quảng Nam của Nguyễn Duy Hiệu
  • Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895) của Phan Đình Phùng, Cao Thắng ở Hương Khê, Hà Tĩnh.
  • Khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn ở Nghệ An
  • Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887) của Đinh Công Tráng, Phạm Bành ở Nga Sơn, Thanh Hóa.
  • Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định.
  • Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886-1892) của Tống Duy Tân ở Bá Thước và Quảng Xương, Thanh Hóa.
  • Khởi nghĩa Bãi Sậy (1885-1889) của Nguyễn Thiện Thuật ở Hưng Yên
  • Phong trào kháng chiến ở Thái Bình-Nam Định của Tạ Quang Hiện và Phạm Huy Quang,
  • Khởi nghĩa Hưng Hóa của Nguyễn Quang Bích ở Phú Thọ và Yên Bái.
  • Khởi nghĩa Sông Đà (1885-1892) của Đốc Ngữ (Nguyễn Đức Ngữ) ở Hòa Bình.

Xem thêm nguồn gốc và ý nghĩa của Phong trào Cần Vương tại wikipedia

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM