Tóm tắt hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài trong những năm 1919-1925

Xuất bản: 08/04/2020 - Cập nhật: 15/06/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi thảo luận trang 82 SGK lịch sử 12: Nêu tóm tắt hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài trong những năm 1919-1925

Đọc tài liệu tổng hợp và chia sẻ nội dung câu hỏi trang 82 SGK Lịch sử 12 một cách hữu ích thông qua việc chia sẻ tài liệu Soạn sử 12 bài 12 cho các em tìm ra câu trả lời chính xác và ngắn gọn nhất cho từng câu hỏi trong bài học.

Trả lời câu hỏi thảo luận trang 82 sgk lịch sử lớp 12

Câu hỏi

Nêu tóm tắt hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài trong những năm 1919 – 1925.

Hướng dẫn trả lời

Dựa vào sgk Lịch sử 12 trang 81, 82 để trả lời.

Đáp án tham khảo

- Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp 1919.

- Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Vécxai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi Pháp và Đồng minh thừa nhận quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng của nhân dân An Nam.

- Tháng 7/1920 Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin, khẳng định con đường giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.

- Ngày 25/12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Đại biểu của Đảng Xã hội Pháp ở Tua, gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành đảng viên Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.

- Năm 1921, Người lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Paris để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân, ra báo “Người cùng khổ” là cơ quan ngôn luận của Hội.

- Tháng 6/1923, Người đến Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân (10/1923) và Đại hội Quốc tế Cộng sản lần V (1924)

- Ngày 11/11/1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lý luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.

Bổ sung kiến thức về những hoạt động yêu nước của người Việt ở nước ngoài 1919-1925

Một số kiến thức mở rộng xoay quanh hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài trong những năm 1919-1925 cho các em học sinh tham khảo và đa dạng hóa dạng câu hỏi cho các em học sinh tiếp cận kiến thức.

Đặc điểm của phong trào công nhân Việt Nam giai đoạn 1919 - 1925 là:

A. phong trào thể hiện ý thức chính trị.

B. phong trào kết hợp đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị, mang tính tự giác.

C. phong trào chủ yếu đòi quyền lợi về chính trị.

D. phong trào chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế, mang tính tự phát.

Đáp án: D

Giải thích

Phong trào công nhân Việt Nam trong giai đoạn 1919 – 1925 chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế, mang tính tự phát.

- Đòi quyền lợi kinh tế: tăng lương, giảm giờ làm. ….

- Mang tính tự phát: chưa có tổ chức và chủ trương rõ ràng.

Tháng 8-1925, cuộc bãi công của thợ máy xưởng Bason mới đánh dấu phong trào công nhân bước đầu chuyển sang tự giác khi đã đấu tranh với mục đích ngăn cản Pháp đưa quân sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc.

6. Một trong những sự kiện nào dưới đây đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đã gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới?

A. Viết vở kịch “Con rồng tre”.

B. Xuất bản tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”.

C. Thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.

D. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Đáp án: C 

Khi đến Quảng Châu (Trung Quốc) năm 1924 Nguyễn Ái Quốc đã tham gia sáng lập tổ chức chính trị nào?

Trả lời:

Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Người đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam và thanh niên yêu nước tại đây và thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, trong đó có tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt.

***

Trên đây là câu hỏi và hướng dẫn trả lời hỏi thảo luận trang 82 SGK Lịch sử lớp 12 với nội dung trình bày Tóm tắt hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài trong những năm 1919-1925.

Bài tiếp: Câu 1 trang 82 SGK lịch sử 12

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM