Đặc điểm và những thành tựu chính của cuộc cách mạng KH-CN trong nửa sau thế kỉ XX

Xuất bản: 29/04/2020 - Cập nhật: 08/06/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi thảo luận trang 69 SGK lịch sử 12: Hãy nêu đặc điểm và những thành tựu chính của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trong nửa sau thế kỉ XX

Đọc tài liệu tổng hợp và chia sẻ nội dung câu hỏi thảo luận trang 69 SGK Lịch sử 12 một cách hữu ích thông qua việc chia sẻ tài liệu Soạn sử 12 bài 10 cho các em tìm ra câu trả lời chính xác và ngắn gọn nhất cho từng câu hỏi trong bài học.

Trả lời câu hỏi thảo luận trang 69 sgk lịch sử lớp 12

Câu hỏi

Hãy nêu đặc điểm và những thành tựu chính của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trong nửa sau thế kỉ XX.

Hướng dẫn trả lời

Dựa vào sgk Lịch sử 12 trang 66-68 để trả lời.

Đáp án tham khảo

*Đặc điểm:

- Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

⟹ Đây là đặc điểm quan trọng nhất của cuộc cách mạng khoa học công nghệ.

- Công nghệ là cốt lõi

- Cách mạng khoa học công nghệ diễn ra nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực, gọi là “bùng nổ” khoa học công nghệ.

*Những thành tựu chính:

Bảng: Thành tựu chính của cách mạng Khoa học - công nghệ

Lĩnh vựcThành tựu
Khoa học cơ bảnTrong các khoa học cơ bản (Toán học, Vật lí học, Hóa học, Sinh học) loài người đã đạt được những thành tựu to lớn, những bước nhày vọt chưa từng thấy.

-Tháng 3/1997, tạo ra được cừu Đôli bằng phương pháp sinh sản vô tính.

- Tháng 6/2000, công bố “Bản đồ gen người”

-Tháng 4/2003: “Bản đồ gen người được giải mã hoàn thành”

Công nghệTạo ra công cụ sản xuất mới: máy tính điện tử, máy tự động, người máy…
Tạo ra nguồn năng lượng mới: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nguyên tử
Tạo ra vật liệu mới: chất Poolime, các vật liệu siêu sạch, siêu cứng, siêu bền, siêu dẫn
Trong công nghệ sinh học đột phá bằng công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh, công nghệ enzim…
Thông tin liên lạc và giao thông vận tải: sợi thủy tinh, cáp quang, máy bay siêu âm khổng lồ đặc biệt sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin
Chinh phục vũ trụ: vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ

Bổ sung kiến thức
về cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trong nửa sau thế kỉ XX

Một số kiến thức mở rộng xoay quanh cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trong nửa sau thế kỉ XX cho các em học sinh tham khảo và đa dạng hóa dạng câu hỏi cho các em học sinh tiếp cận kiến thức.

Khái niệm cách mạng khoa học - công nghệ?

- Cách mạng khoa học - công nghệ là cuộc cách mạng có sự biến đổi về chất và sự kết hợp giữa những phát minh lớn lao trong các ngành khoa học và những phát triển trong kĩ thuật sản xuất, tạo thành một lực lượng sản xuất mạnh mẽ, trong đó nhấn mạnh yếu tố công nghệ.

- Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay bắt nguồn từ những năm 40 của thế kỉ XX.

Nguồn gốc của cuộc cách mạng KHKT lần 2 (Cách mạng công nghệ)?

Trả lời

Nguồn gốc của cuộc cách mạng KHKT lần 2 : Từ những năm 40 của thế kỉ XX, loài người đang bước vào một cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần 2. Cuộc cách mạng này tới những năm 70 của thế kỉ XX được gọi là cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra do những lí do sau :

Do những nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người càng ngày càng tăng cao, dân số tăng nhanh, trong khi đó các nguồn tài nguyên thiên nhiên cứ vơi cạn dần, điều đó đòi hỏi con người phải tìm ra các nguồn năng lượng mới, các loại vật liệu mới.

Trong chiến tranh thế giới II, các bên tham chiến đều tìm cách tăng tính cơ động của binh lính, tăng khả năng theo dõi đối phương... điều đó cũng góp phần thúc đẩy khoa học kĩ thuật phát triển.

Những thành tựu của khoa học kĩ thuật thế kỉ XIX cũng tạo tiền đề cho cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần này.

Nếu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật thế kỉ XVIII diễn ra chủ yếu với nội dung cơ khí hoá, thì cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần này diễn ra trong mọi ngành khoa học cơ bản và trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần này là có sự gắn bó chặt chẽ giữa khoa học với kĩ thuật. Khoa học đi trước mở đường cho sản xuất. Khoảng cách từ phát minh khoa học đến việc áp dụng phát minh đó vào sản xuất để thu hiệu quả kinh tế ngày càng rút ngắn.

Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần này được gọi là cuộc cách mạng công nghệ. Công nghệ bao hàm cả kĩ thuật, các kĩ năng quản lí, tổ chức, khả năng tiếp cận thông tin, khả năng tài chính, khả năng tiếp thị...

Người ta thống nhất công nghệ về một lĩnh vực nào đó thể hiện qua 4 nội dung sau:

+ Phần thiết bị ( cơ sở hạ tầng, thiết bị máy móc...)

+ Phần con người (đội ngũ nhân lực để vận hành, điều khiển, quản lí thiết bị...)

+ Phần thông tin ( khả năng thu thập, xử lí thông tin )

+ Phần quản lí, tổ chức ( các hoạt động tạo lập mạng lưới, tuyển dụng nhân lực, trả lương...)

Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần 2?

Trả lời:

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã đạt được những thành tựu kì diệu trong mọi ngành khoa học cơ bản và trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, rõ nét nhất là trong các ngành điện tử-tin học, năng lượng mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học, kĩ thuật lade, khoa học vũ trụ.

- Máy tính và rôbôt là những sản phẩm tiêu biểu của công nghệ điện tử - tin học. Từ những chiếc máy vi tính (compute) đầu tiên ra đời vào năm 1946 đến nay, máy tính đã trải qua bốn thế hệ. Từ những chiếc máy tính điện tử đầu tiên sử dụng bóng đèn điện tử chân không, rồi chất bán dẫn, vi mạch (mạch tích hợp IC - Integrated Circuit), vi mạch với độ tích hợp cao. Từ máy tính điện tử dẫn tới sự kết nối Internet, tạo ra mạng thông tin toàn cầu với khả năng trao đổi thông tin cực nhanh, giá rẻ.

- Đội ngũ rôbôt công nghiệp ngày càng đông đảo, thông minh hơn và lĩnh vực tham gia hoạt động đang ngày càng mở rộng.

- Nhiều loại vật liệu mới ra đời trong hoàn cảnh vật liệu thiên nhiên ngày càng vơi cạn dần. Những loại vật liệu mới này còn có những tính năng hơn hẳn vật liệu tự nhiên như siêu bền, siêu cứng, siêu nhẹ...Tên các loại vật liệu mới như composit, polyme, silic, sợi cáp quang... ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều loại năng lượng mới đã được con người sử dụng để biến thành điện năng như năng lượng nguyên tử, năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió...

- Tia lade (laser) mới được phát minh ra từ những năm 60 của thế kỉ XX nhưng đến nay đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, từ quân sự, thiên văn, y học, công nghệ in, thông tin liên lạc...

- Công nghệ sinh học đã đạt được nhiều thành tựu đáng kinh ngạc, thậm chí đáng sợ. Công nghệ sinh học tập trung vào bốn lĩnh vực : công nghệ gien, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh, công nghệ enzim. Nhờ công nghệ sinh học, người ta đã tạo ra nhiều giống cây, con mới với những đặc tính ưu điểm khác hẳn các giống trong tự nhiên; nhiều loại dược phẩm mới ra đời, nhiều loại chất xúc tác mới xuất hiện...

- Trong nghiên cứu vũ trụ, con người đã tiến những bước dài mà đi đầu là hai nước Liên Xô và Mĩ. Các tàu vũ trụ của Liên Xô và Mĩ đã đi thăm dò những hành tinh xa xôi ngoài Trái Đất. Liên Xô, Mĩ và giờ đây đang thêm nhiều nước khác đã phóng các vệ tinh nhân tạo đáp ứng nhu cầu truyền hình, thông tin toàn cầu, điều tra tài nguyên, dự báo thời tiết, mạng định vị qua vệ tinh...

Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần hai còn được gọi là cuộc cách mạng khoa học công nghệ vì lí do nào dưới đây?

A.    Tìm ra được những nguồn năng lượng mới và công nghệ sinh học.

B.    Cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực thuộc về công nghệ.

C.    Cuộc cách mạng mở rộng với sự ra đời của các thế hệ máy tính diện tử.

D.    Cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học kĩ thuật.

Đáp án: D

Làm thế nào để hạn chế những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại?

Trả lời:

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại không chỉ mang lại những tác động tích cực mà bên cạnh đó, nó cũng mang lại không ít những tác động tiêu cực mà con người cần phải hạn chế.

Cụ thể chúng ta cần:

+ Luôn có ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp trong sản xuất lẫn đời sống hàng ngày.

+ Phát minh và sử dụng các loại năng lượng sạch (nắng, gió...), hạn chế và cắt giảm các năng lượng gây ô nhiễm môi trường.

+ Cấm sản xuất các loại vũ khí hạt nhân, vũ khí có khả năng hủy diệt lớn....

Nhân loại đã trải qua các cuộc khoa học kĩ thuật nào?

A. Cuộc Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII-XIX và cuộc Cách mạng công nghiệp thế kỉ XX.

B. Cuộc Cách mạng kĩ thuật thế kỉ XVIII và Cách mạng kĩ thuật thế kỉ XIX.

C. Cuộc Cách mạng kĩ thuật và Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII-XIX và cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật đang diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX.

D. Cuộc Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII và cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật thế kỉ XX.

Đáp án: C

Trên đây là phần hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận trang 69 SGK Lịch sử 12, nội dung: Xu thế toàn cầu hóa được thể hiện trên những lĩnh vực nào?

Tiếp theo: Câu hỏi thảo luận trang 70 SGK Lịch sử 12

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM