Những biến đổi chính của tình hình thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt

Xuất bản: 29/04/2020 - Cập nhật: 04/06/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi thảo luận trang 65 SGK lịch sử 12: Hãy nêu những biến đổi chính của tình hình thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt

Đọc tài liệu tổng hợp và chia sẻ nội dung câu hỏi thảo luận trang 65 SGK Lịch sử 12 một cách hữu ích thông qua việc chia sẻ tài liệu Soạn sử 12 bài 9 cho các em tìm ra câu trả lời chính xác và ngắn gọn nhất cho từng câu hỏi trong bài học.

Trả lời câu hỏi thảo luận trang 65 sgk lịch sử lớp 12

Câu hỏi

Hãy nêu những biến đổi chính của tình hình thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt.

Hướng dẫn trả lời

Dựa vào sgk Lịch sử 12 trang 64 để trả lời.

Đáp án tham khảo

Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, năm 1991 Liên Xô tan rã, tình hình thế giới phát triển theo các xu thế chính sau:

- Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”.

- Hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế.

- Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới mới “một cực” làm bá chủ thế giới. Nhưng do tương qua lực lượng giữa các cường quốc, Mĩ không dễ dàng thực hiện được tham vọng đó.

- Tình hình chính trị ở nhiều khu vực không ổn định, diễn ra các cuộc nội chiến, xung đột. Sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường.

Bổ sung kiến thức về tình hình thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt

Một số kiến thức mở rộng xoay quanh tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh chấm dứt cho các em học sinh tham khảo và đa dạng hóa dạng câu hỏi cho các em học sinh tiếp cận kiến thức.

Mục tiêu của cuộc Chiến tranh lạnh là gì?

Trả lời:

Mục tiêu của Mĩ trong việc tiến hành Chiến tranh lạnh là:

+ Chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa trên thế giới, chống phong trào cách mạng, mưu đồ để trở thành bá chủ thế giới.

+ Lo ngại trước ảnh hưởng to lớn của Liên Xô và Đông Âu, sự thắng lợi của CHND Trung Quốc, CNXH đã trở thành một hệ thống trên thế giới từ Động Âu sang Đông Á.

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử, tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh lạnh?

Trả lời:

- Sau CTTG II,  hai cường quốc Mĩ và LX nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh..

* Nguyên nhân:

Do sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ.Mĩ hết sức lo ngại trước thắng lợi của CM dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu và sự thành công của CM Trung Quốc

+ Liên Xô: - Chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của CNXH và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.

+ Mĩ: - Ra sức chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng, mưu đồ làm bá chủ thế giới.

* Biểu hiện:

Mĩ:  

+  (3/1947) Đưa ra học thuyết Tru man khởi đầu chính sách chống LX và khởi đầu chiến tranh lạnh.

+ ( 6/1947) Kế hoạch Mác-san

+( 4/1949) Thành lập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) .

Liên Xô:

+ (1/1949) Thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế ( SEV).

+ ( 5/1955) Thành lập tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va  nhằm phòng thủ của các nước XHCN.

* Kết quả: 

Hình thành sự đối lập cề kinh tế , chính trị và quân sự giữa 2 phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, dẫn tới sự xác lập cục diện 2 cưc, 2 phe do 2 siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cự , mỗi phe.

Chiến tranh lạnh chấm dứt tác động như thế nào đến tình hình các nước Đông Nam Á?

A. Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh

B. Quan hệ giữa các nước ASEAN và các nước Đông Dương được trở nên hòa dịu

C. Tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN

D. Làn sóng xã hội chủ nghĩa lan rộng ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á

Đáp án: B

Giải thích:

Việt Nam là nước láng giềng của Thái Lan, hai nước cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đều chịu ảnh hưởng lớn của Phật giáo đồng thời có một nền văn minh nông nghiệp lâu đời và rất phong phú. Lịch sử của mối quan hệ lâu đời giữa hai nước Thái Lan – Việt Nam đã chứng kiến rất nhiều giai đoạn thăng trầm, phức tạp và chịu sựchi phối của nhiều nhân tố. Hai nước đã từng xảy ra xung đột với nhau, vào thếkỉ XVIII Thái Lan từng đem quân xâm lược Việt Nam và thất bại dưới tay Nguyễn Huệ. Trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, do tranh giành phạm vi ảnh hưởng trong khu vực, cụ thể là ở Cao Miên và Ai Lao dẫn đến mối quan hệ hai nước nhiều lúc trở nên rất căng thẳng và thậm chí nhiều lần xung đột với nhau. Lịch sử đã minh chứng, trong mối quan hệ giữa Thái Lan – Việt Nam có nhiều vấn đề mâu thuẫn và sự hiểu lầm gây ảnh hưởng xấu không chỉ đến quan hệ giữa hai nước mà còn ảnh hưởng đến cả khu vực. Trong những năm 60 và 70 của thế kỉ XX, Thái Lan trở thành đồng minh thân cận của Mĩ trong cuộc chiến tại Việt Nam, không chỉ cho Mĩ xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ mình, Thái Lan còn trực tiếp đưa quân sang tham chiến ở Việt Nam.

Giai đoạn 1979 - 1991 mối quan hệ Thái Lan – Việt Nam trở nên rất căng thẳng xung quanh vấn đề Campuchia. Chính vấn đề này dẫn đến những mâu thuan, hiểu lầm, ảnh hưởng xấu đến mối quan hệhai nước, tác động không tốt đến sự phát triển của hai nước nói riêng cũng như sự ổn định và phát triển của cả khu vực Đông Nam Á nói chung.

Chiến tranh lạnh kết thúc mở ra xu thế mới trong quan hệ quốc tế, hòa bình, hợp tác và phát triển. Trong khi Thái Lan là một trong năm quốc gia sáng lập ASEAN, xu thế này đã làm cho mối quan hệ Đông Dương trong đó có Việt Nam và ASEAN đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại.

Thời cơ và thách thức của Việt Nam sau chiến tranh lạnh.

Trả lời:

a) Về thời cơ:

Từ sau “chiến tranh lạnh” bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

- Tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực.

- Các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật thế giới và khai thác các nguồn đầu tư của nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.

b) Về thách thức:

- Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu, và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế, biết phát huy thế mạnh - Hầu hết các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn lực còn nhiều hạn chế…

- Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới…

- Việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay từ bên ngoài…

- Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại cần được lưu ý…

- Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách, đường lối phù hợp, nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển hòa nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới.

***

Trên đây là phần hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận trang 65 SGK Lịch sử lớp 12, nội dung chính: Những biến đổi chính của tình hình thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt.

Tiếp theo: Câu 1 trang 65 SGK Lịch sử 12

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM