Phân tích những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa

Xuất bản: 29/04/2020 - Cập nhật: 04/06/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi thảo luận trang 64 SGK lịch sử 12: Hãy nêu và phân tích những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa

Đọc tài liệu tổng hợp và chia sẻ nội dung câu hỏi thảo luận trang 64 SGK Lịch sử 12 một cách hữu ích thông qua việc chia sẻ tài liệu Soạn sử 12 bài 9 cho các em tìm ra câu trả lời chính xác và ngắn gọn nhất cho từng câu hỏi trong bài học.

Trả lời câu hỏi thảo luận trang 64 sgk lịch sử lớp 12

Câu hỏi

Hãy nêu và phân tích những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

Hướng dẫn trả lời

Dựa vào sgk Lịch sử 12 trang 62 để trả lời.

Đáp án tham khảo

- Từ đầu thập kỉ 70, xu thế hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện.

- Ngày 9/11/1972, CHDC Đức và CHLB Đức đã kí kết hiệp ước công nhận lẫn nhau, thừa nhận đường biên giới sau chiến tranh, thiết lập quan hệ láng giềng thân thiện. Tình hình căng thẳng ở châu Âu giảm đi rõ rệt.

- Năm 1972, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đã kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM), sau đó là Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (gọi tắt là SALT-1).

- Tháng 8/1975, 33 nước ở châu Âu (cả Đông và Tây Âu) cùng Mĩ và Canada đã kí kết Định ước Henxinki về an ninh, hợp tác châu Âu. Định ước tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu lục này.

- Nửa sau những năm 80, hai nước Xô - Mĩ đã tăng cường các cuộc tiếp xúc cấp cao, kí kết các hiệp ước về kinh tế, khoa học - kĩ thuật, đặc biệt là Hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm trung (1987), cắt giảm vũ khí chiến lược (1991).

- Tháng 12/1989, tại cuộc gặp cấp cao không chính thức trên đảo Manta, hai nước Xô-Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh kéo dài hơn 40 năm.

Bổ sung kiến thức về xu thế hòa hoãn giữa hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa

Một số kiến thức mở rộng xoay quanh xu thế hòa hoãn giữa hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa cho các em học sinh tham khảo và đa dạng hóa dạng câu hỏi cho các em học sinh tiếp cận kiến thức.

Chiến tranh lạnh chấm dứt đánh dấu bằng sự kiện nào?

A. Định ước Henxinki được kí kết năm 1975.

B. Các hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công của Mĩ và Liên Xô được kí kết những năm 1970.

C. Mĩ thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1975.

D. Nguyên thủ Mĩ và Liên Xô gặp nhau tại đảo Manta năm 1989.

Đáp án: D

Giải thích:

Ngày 3 tháng 12-1989, trong cuộc gặp không chính thức tại đảo Manta (Địa Trung Hải), hai nhà lãnh đạo M. Goócbachốp và G. Busơ (cha) uyên bố kỷ nguyên lâu dài của hòa bình đã bắt đầu. Nhiều nhà quan sát coi hội nghị này là sự bắt đầu chính thức cho việc kết thúc chiến tranh Lạnh.

Tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh đã đặt các quốc gia trong tình thế ?

A. Phải nắm bắt thời cơ.

B. Phải tiến hành chiến tranh để xác lập vị thế của mình.

C. Phải nắm bắt thời cơ, đẩy lùi thách thức.

D. Hạn chế thách thức và vươn lên.

Đáp án: C

Giải thích:

Sau chiến tranh lạnh nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện: các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm; quan hệ giữa các nước lớn điều chỉnh theo hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp; tuy nhiên ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột; thế giới đã và đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa diến ra ngày càng mạnh mẽ

=> Đòi hỏi các nước trên thế giới phải điều chỉnh chiến lược phát triển để nắm bắt tận dụng thời cơ phát triển đất nước, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu và các mối đe dọa an ninh.

***

Trên đây là phần hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận trang 64 SGK Lịch sử lớp 12, nội dung chính: Phân tích những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

Tiếp theo: Câu hỏi thảo luận trang 65 SGK Lịch sử 12

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM