Nhận xét về chính sách đối ngoại của Mĩ từ ba cuộc chiến tranh trong bài

Xuất bản: 29/04/2020 - Cập nhật: 05/06/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi thảo luận trang 62 SGK lịch sử 12: Từ ba cuộc chiến tranh đã nêu trong bài, em có nhận xét gì về chính sách đối ngoại của Mĩ ?

Mục lục nội dung

Đọc tài liệu tổng hợp và chia sẻ nội dung câu hỏi thảo luận trang 62 SGK Lịch sử 12 một cách hữu ích thông qua việc chia sẻ tài liệu Soạn sử 12 bài 9 cho các em tìm ra câu trả lời chính xác và ngắn gọn nhất cho từng câu hỏi trong bài học.

Trả lời câu  hỏi thảo luận trang 62 sgk lịch sử lớp 12

Câu hỏi

Từ ba cuộc chiến tranh trong bài, em có nhận xét gì về chính sách đối ngoại của Mĩ?

Hướng dẫn trả lời

Dựa vào sgk Lịch sử 12 trang 60-62 để phân tích, nhận xét về chính sách đối ngoại của Mĩ.

Đáp án tham khảo

- Trong thời kì chiến tranh lạnh, hầu như mọi cuộc chiến tranh hoặc xung đột quân sự ở các khu vực trên thế giới, với những hình thức và mức độ khác nhau, đều liên quan đến sự đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ.

- Cả ba cuộc chiến tranh đều nhằm triển khai “chiến lược toàn cầu” thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới của nước Mĩ với mục tiêu chủ yếu như: ngăn chặn, đẩy lùi, tiêu diệt hoàn toàn các nước xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân, phong trào hòa bình dân chủ, tiến bộ thế giới,…

Bổ sung kiến thức về chính sách đối ngoại của Mĩ từ ba cuộc chiến tranh trong bài

Một số kiến thức mở rộng xoay quanh chính sách đối ngoại của Mĩ từ ba cuộc chiến tranh cho các em học sinh tham khảo và đa dạng hóa dạng câu hỏi cho các em học sinh tiếp cận kiến thức.

Mục tiêu bao trùm trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. xâm lược các nước ở khu vực châu Á.

B.  bao vây, tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

C.  lôi kéo các nước Tây Âu vào khối quân sự NATO.

D. thực hiện chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.

Đáp án: D

Giải thích:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới dựa vào ưu thế về kinh tế và quân sự mạnh.  Chiến lược toàn cầu của Mĩ được điều chỉnh qua các chiến lược cụ thể dưới tên gọi các học thuyết, biện pháp khác nhau.

Cụ thể là:

- Khởi xướng cuộc “Chiến tranh lạnh”, trực tiếp hay gián tiếp gây ra và ủng hộ hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược và bạo loạn.

- Từ năm 1972, Mĩ đã thực hiện chính sách “hòa hoãn” với Trung Quốc, Liên Xô. Sau thất bại ở Việt Nam, Mĩ vẫn tiếp tục thực hiện “Chiến lược toàn cầu” đối đầu với Liên Xô.

- Từ giữa những năm 80, xu hướng đối thoại hòa hoãn ngày càng chiếm ưu thế. Cuối năm 1989, Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”.

- Trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX. Mĩ thực hiện chiến lược: “Cam kết và mở rộng” dưới đời tổng thống B. Clintơn. Xét thực chất, chiến lược này vẫn là sự tiếp tục triển khai “Chiến lược toàn cầu” trong bối cành lịch sử mới.

- Từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1989) và trật tự Ianta tan rã (1991), Mĩ đang thiết lập một trật tự thế giới “đơn cực” chi phối và lãnh đao toàn thế giới.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?

A. Triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.

B. Hòa bình hợp tác với các nước trên thế giới.

C. Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn Chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

D. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Đáp án: A

Giải thích:

Sau khi Chiến tranh kết thúc, dựa vào sức mạnh quân sự - kinh tế, Mĩ đã triển khai Chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. Nhằm mục tiêu:

+ Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn Chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

+ Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.

+ Khống chế, chi phối các nước đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

***

Trên đây là phần hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận trang 62 SGK Lịch sử lớp 12, nội dung chính: Nhận xét về chính sách đối ngoại của Mĩ từ ba cuộc chiến tranh trong bài

Tiếp theo: Câu hỏi thảo luận trang 64 SGK Lịch sử 12

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM