Trả lời câu hỏi bài 20 SGK Lịch sử 6

Xuất bản: 26/10/2018 - Cập nhật: 28/01/2019 - Tác giả:

Gợi ý trả lời câu hỏi bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (tiếp theo), trang 55-56 sách giáo khoa Lịch sử 6

Gợi ý trả lời câu hỏi trang 55 Sgk Lịch sử lớp 6

Câu 1:

Quan sát sơ đồ (SGK, trang 55), em có nhận xét gì về sự biến chuyển xã hội ở nước ta?

Phân cấp trong xã hội ở 2 thời kì

Trả lời:

* Bước sang thời kì bị đô hộ, xã hội nước ta có nhiều biến chuyển:

- Tầng lớp thống trị:

+ Có địa vị và quyền lực cao nhất là không còn là vua nữa mà là quan lại đô hộ.

+ Tầng lớp quý tộc bị mất quyền lực, trở thành những hào trưởng người Việt.

+ Xuất hiện tầng lớp địa chủ người Hán.

- Tầng lớp bị trị:

+ Tầng lớp nông dân công xã trước đây bị phân hóa thành hai bộ phận là: nông dân công xã và nông dân lệ thuộc (nợ nần túng thiếu do bị tước ruộng đất, bị tô thuế nặng,…).

* Nhận xét:

- Do những chính sách cai trị và bóc lột, đặc biệt là cướp đoạt ruộng đất vô cùng tàn bạo của chế độ đô hộ đã đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng.

- Xã hội phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc. Tầng lớp nghèo khổ ngày càng đông đảo.

- Một số quý tộc cũ của Âu Lạc trở thành hào trưởng tuy có cuộc sống khá giả nhưng vẫn có tinh thần dân tộc, là lực lượng quan trọng trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc.

Câu 2:

Theo em, việc chính quyền đô hộ mở một số trường học nước ta nhằm mục đích gì?

Trả lời

- Tạo ra một tầng lớp người Việt nhằm phục vụ cho chính quyền đô hộ.

- Tuyên truyền luật lệ, phong tục tập quán của người Hán.

- Tuyên truyền tôn giáo (Nho giáo, Đạo giáo) là công cụ phục vụ cho mục đích xâm lược của chúng.

Xem thêm: Bài 1 trang 57 Sách giáo khoa Sử 6

Gợi ý trả lời câu hỏi trang 56 Sgk Lịch sử lớp 6

Câu 1:

- Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên?

Trả lời

Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói riêng của tổ tiên bởi vì:

- Trường học được mở, chỉ có tầng lớp trên mới có tiền cho con em mình đi học, còn đại đa số nông dân lao động nghèo khổ, không có điều kiện, do vậy họ vẫn giữ được phong tục, tập quán, tiếng nói của tổ tiên.

- Phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên đã được hình thành và xác định vững chắc từ lâu đời, nó trở thành đặc trưng riêng của người Việt, bản sắc dân tộc Việt và có sức sống bất diệt.

Câu 2:

Lời tâu của Tiết Tổng (SGK - trang 56) nói lên điều gì?

"Giao Chỉ … đất rộng, người nhiều, hiểm trở độc hại, dân xứ ấy rất dễ làm loạn, rất khó cai trị.”

Trả lời

Lời tâu của Tiết Tổng muốn nói rằng: do chính sách thống trị dã man, tàn bạo của chính quyền đô hộ, nhân dân ta căm thù quân đô hộ, không cam chịu áp bức, bóc lột đã nổi dậy ở nhiều nơi.

Câu 3:

Qua câu nói của Bà Triệu (SGK, trang 56), em hiểu Bà Triệu là người như thế nào?

Có người khuyên bà lấy chồng, bà khảng khái đáp: “Tôi muốn cưỡi con gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!”.

Trả lời

- Bà Triệu là người khảng khái, giàu lòng yêu nước, có chí lớn.

- Câu nói của bà thể hiện ý chí, nguyện vọng thiết tha của bà là “đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ”.

- Bà là tiêu biểu cho ý chí bất khuất của người phụ nữ Việt và dân tộc Việt, kiên quyết đấu tranh chống ách đô hộ giành lại độc lập cho dân tộc.

***

Để cho các em học sinh học tốt môn Sử lớp 6 và tiếp thu kiến thức được hào hứng hơn, doctailieu.com tiếp tục chia sẻ cho các em hướng dẫn giải bài tập sgk Lịch sử 6 kèm file PDF. Chúc các em học tốt.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM