Trả lời câu hỏi bài 18 SGK Địa lí 6

Xuất bản: 09/10/2018

Trả lời câu hỏi bài 18 SGK Địa lí 6, các câu hỏi in nghiêng trong phần nội dung bài 18 Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí

Câu hỏi trang 55 sgk Địa Lí 6

- Giả sử có một ngày ở Hà Nội, người ta do nhiệt độ lúc 5 giờ được 20⁰C, lúc 13 giờ được 24⁰C và lúc 21 giờ được 22⁰C. Hỏi nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu? Em hãy nêu cách tính.

Trả lời

- Cách tính: nhiệt độ trung bình ngày là kết quả trung bình cộng của nhiệt độ đo được vào lúc 5 giờ, 13 giờ và 21 giờ.

- Nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là 22⁰C.

Câu hỏi 1 trang 56 sgk Địa Lí 6

- Tại sao khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m

Trả lời

- Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của Mặt Trời, rồi bức xạ vào không khí, lúc đó không khí mới nóng lên, tạo ra nhiệt độ của không khí.

- Nếu để nhiệt kế dưới ánh nắng Mặt Trời thì nhiệt độ đo được không phải là nhiệt độ không khí, đó là nhiệt độ của tia bức xạ mặt trời. Nếu để sát mặt đất đo, thì nhiệt độ đo được là nhiệt độ của bề mặt đất.

Câu hỏi 2 trang 56 sgk Địa Lí 6

- Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mua đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?

Trả lời

- Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau (các loại đất đá… mau nóng, nhưng cũng mau nguội, còn nước thì nóng chậm hơn nhưng cũng lâu nguội hơn), dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho nhiệt độ không khí ở những miền gần biển và những miền nằm sau trong lục địa cũng khác nhau.

- Vì vậy, về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền.

Câu hỏi 3 trang 56 sgk Địa Lí 6

- Dựa vào những kiến thức đã biết, hãy tính sự chênh lệch về độ cao giữa hai địa điểm trong hình 48.

Hình 48 trang 56 sgk Địa Lí 6

Trả lời

- Trong tầng đối lưu, cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,6⁰C.

- Sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai điểm là 6⁰C, nên sự chênh lệch về độ cao giữa hai điểm này là 1.000m.

Để cho các em học sinh học tập môn Địa lí 6 được hào hứng hơn, doctailieu.com tiếp tục chia sẻ cho các em lời giải bài tập SGK Địa lí lớp 6. Chúc các em học tốt.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM