Vì sao nói: Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển?

Xuất bản: 29/04/2020 - Cập nhật: 08/06/2020 - Tác giả:

Trả lời câu 2 trang 70 SGK lịch sử 12: Vì sao nói: Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển ?

Đọc tài liệu tổng hợp và chia sẻ nội dung câu 2 trang 70 SGK Lịch sử 12 một cách hữu ích thông qua việc chia sẻ tài liệu Soạn sử 12 bài 10 cho các em tìm ra câu trả lời chính xác và ngắn gọn nhất cho từng câu hỏi trong bài học.

Trả lời câu  2 trang 70 sgk lịch sử lớp 12

Câu hỏi

Vì sao nói: Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển?

Hướng dẫn trả lời

Dựa vào sgk Lịch sử 12 trang 70 để giải thích.

Đáp án tham khảo

Toàn cầu hóa các nước đang phát triển mang tới cho các nước này nhiều cơ hội để phát triển nhưng cũng đồng thời đưa tới những thách thức không hề nhỏ về nhiều mặt khác trong xã hội, đời sống.

- Về thời cơ:

+ Từ sau Chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi. Xu thế chung của thế giới là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.

+ Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và lấy kinh tế làm trọng điểm, cùng sự tăng trưởng hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.

+ Các nước đang phát triển có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ khoa học-kĩ thuật để có thể :”đi tắt đón đầu” rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước…

Như thế, bối cảnh chung của thế giới là có nhiều cơ hội và thuận lợi cho các nước trong công cuộc phát triển đất nước. Vấn đề là có tầm nhìn và nắm bắt kịp thời, không bỏ lỡ thời cơ.

- Về thách thức:

+ Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế-phát huy thế mạnh: hạn chế với mức thấp nhất những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm; có những bước đi thích hợp, kịp thời.

+ Phần lớn các nước đang phát triển đều từ điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí thấp, nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng còn nhiều hạn chế.

+ Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới và các quan hệ kinh tế quốc dân còn nhiều bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với các nước đang phát triển.

+ Vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay.

+ Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại…

⟹ Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước phát triển.

Bổ sung kiến thức về Toàn cầu hóa

Một số kiến thức mở rộng xoay quanh Toàn cầu hóa cho các em học sinh tham khảo và đa dạng hóa dạng câu hỏi cho các em học sinh tiếp cận kiến thức.

Toàn cầu hóa là gì?

Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế... trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa.

Thời cơ và thách thức của toàn cầu hóa đối với nhiều quốc gia trên thế giới

* Cơ hội:

- Thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao.

- Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi phải tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

* Thách thức:

- Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu-nghèo...

- Làm cho mọi mặt của cuộc sống con người kém an toàn, tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của các quốc gia.

→ Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, cơ hội lớn cho các nước phát triển mạnh, đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển, trong đó có V iệt Nam nếu bỏ lỡ thời cơ sẽ tụt hậu nguy hiểm.

Liên hệ Toàn cầu hóa với tình hình Việt Nam

Thời cơ và thách thức trong quá trình toàn cầu hóa của Việt Nam hiện nay?

Trả lời:

+ Thời cơ: Tạo điều kiện cho sự hợp tác, tham gia cácliên minh KT,chiếm lĩnh thị trường, tiếp thu thành tựu KH,CN tiên tiến, tận dụng nguồn vốn, học tập kinh nghiệm quản lí....

+ Thách thức: Phải cố gắng rất lớn trong cạnh tranh về kinh tế, nếu bở lỡ thời cơ sẽ bị tụt hậu rất xa, phải giữ gìn bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của quốc gia

Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến văn hóa Việt Nam?

Trả lời:

Một mặt, nó "góp phần nâng cao trình độ tư duy khoa học của xã hội công nghiệp, thể hiện ở việc phổ biến các giá trị văn hóa công nghệ, văn hóa thông tin cùng các hoạt động và loại hình văn hóa mới phục vụ cho việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân" và qua đó, góp phần làm giàu thêm, phong phú thêm các giá trị văn hoá Việt Nam truyền thống.

Mặt khác, nó cũng đang đặt ra trước dân tộc ta những thách thức lớn trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống. Vấn đề đạo đức xã hội đang diễn ra phức tạp, các bậc thang giá trị có phần bị đảo lộn; tinh thần đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, cái tiến bộ và cái lạc hậu, cái đúng và cái sai lại ít được đề cao.

Vì lẽ đó, việc giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay là yêu cầu tất yếu, là một trách nhiệm nặng nề, cấp bách và có ý nghĩa to lớn đối với toàn Đảng, toàn dân ta.

Việt Nam cần làm gì trước xu thế toàn cầu hóa?

Để vươn lên phát triển trong xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam cần phải làm gì?

A. Ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ.

B. Mở cửa để hội nhập sâu rộng với bên ngoài.

C. Tận dụng các nguồn vốn đầu tư bên ngoài.

D. Hoàn thành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa.

Đáp án: B

Giải thích:

Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Đứng trước xu thế đó, Việt Nam cần mở cửa để hội nhập sâu rộng với bên ngoài, tận dụng những thời cơ mà xu thế này mang lại, đặc biệt là học hỏi trình độ quản lí, thành tựu khoa học kĩ thuật và thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài => Mục đích nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

Đáp án cần chọn là: B

Cơ hội lớn nhất của nước ta trước xu thế toàn cầu hoá là

A.    Tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài

B.    Tiếp thu thành tựu to lớn của cách mạng khoa học- công nghệ

C.    Nhập khẩu hàng hoá với giá thấp

D.    Xuất khẩu được nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.

Đáp án: B

Thách thức lớn nhất mà xu thế toàn cầu hóa hiện nay đã đặt ra cho Việt Nam là gì?

A. Sự chi phối của các công ty đa quốc gia.

B. Sự chênh lệch về trình độ.

C. Sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.

D. Sự cạnh tranh quyết liệt về kinh tế.

Đáp án: D

Giải thích:

Toàn cầu hòa là xu thế đang có tác động đến mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Một trong những thách thức lớn đối với Việt Nam có lẽ là thách thức về kinh tế . Bởi vì nói đến quá trình toàn cầu hóa, như trên trình bày, trước hết phải nói đến toàn cầu hóa về kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế là cơ sở của quá trình toàn cầu hóa nói chung. ngay từ năm 1994, nhiều nhà kinh tế cũng như lãnh đạo của Việt Nam đã nói đến nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế. Cho đến nay, trải qua hơn 10 năm tiếp tục đổi mới, nguy cơ đó vẫn tồn tại và hết sức lớn. Để tránh nguy cơ đó, trong những năm gần đây, Việt Nam chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hóa, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong môi trường hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn để khắc phục nguy cơ tụt hậu. Tuy nhiên, chủ trương đó được thực hiện trong điều kiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tuy có tiến bộ, nhưng vẫn còn thấp xa so với yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế; tích luỹ từ nền kinh tế để công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn thấp; kết cấu hạ tầng lạc hậu, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, …

=> Như vậy, thách thức lớn nhất mà toàn cầu hóa đem lại đối với Việt Nam là sự cạnh tranh quyết liệt của kinh tế thế giới.

Một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá là

A. sự sáp nhập và lớn mạnh của các tập đoàn sản xuất.

B. sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.

C. sự phát triển nhanh chóng của quan hệ kinh tế quốc tế.

D. sự ra đời của các công ti độc quyền trong nước.

Đáp án: B

***

Trên đây là phần hướng dẫn trả lời câu 2 trang 70 SGK Lịch sử 12, nội dung chính: Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển?

Tiếp theo: Câu hỏi thảo luận trang 69 SGK Lịch sử 12

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM