Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000

Xuất bản: 28/04/2020 - Cập nhật: 01/06/2020 - Tác giả:

Trả lời câu 2 trang 57 SGK lịch sử 12: Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000

Đọc tài liệu tổng hợp và chia sẻ nội dung câu 2 trang 57 SGK Lịch sử 12 một cách hữu ích thông qua việc chia sẻ tài liệu Soạn sử 12 bài 8 cho các em tìm ra câu trả lời chính xác và ngắn gọn nhất cho từng câu hỏi trong bài học.

Trả lời câu  2 trang 57 sgk lịch sử lớp 12

Câu hỏi

Khái quát chính sách dối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000?

Hướng dẫn trả lời

Dựa vào bài 8 trong sgk Lịch sử 12 để khái quát lại thành những điểm chung nhất trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản.

Đáp án tham khảo

Chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 là:

- Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản qua các thời kì là liên minh chặt chẽ với Mĩ.

- Từ thời kì 1973 – 1991, Nhật Bản bắt đầu tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN, mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trên phạm vi toàn cầu.

Bổ sung kiến thức chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000

Ngoài những kiến thức chính trong bài học, Đọc tài liệu có tổng hợp các kiến thức liên quan, mở rộng đối với nội dung chính về chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2. Mời các em cùng tham khảo để tăng kĩ năng liên hệ kiến thức và mở rộng dạng câu hỏi cho cùng một kiến thức nòng cốt.

Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 2000 là gì?

A. Chú trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á

B. Đối ngoại với các nước trên phạm vi toàn cầu

C. Liên minh chặt chẽ với các nước Tây Âu

D. Liên minh chặt chẽ với Mĩ

Đáp án: D

Giải thích: Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong giai đoạn 1952-1973 vẫn là liên minh chặt chẽ với Mỹ. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (kí năm 1951) có gia trị 10 năm, sau đó được kéo dài vĩnh viễn

So sánh chính sách đối ngoại của Tây Âu và Nhật Bản giai đoạn 1945-2000.

Trả lời:

Giai đoạnTây ÂuNhật Bản
1945-1950

Đều chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ, quan hệ thân thiết và ủng hộ Mĩ trong mọi vấn đề quốc tế.

Đều đồng ý cho Mĩ đóng quân ở nước mình và tham gia NATO, CENTO, SEATO,... để chống lại Liên Xô và phong trào giải phóng dân tộc thế giới.

Tìm cách quay trở lại xâm lược các thuộc địa của mình:

- Pháp xâm lược trở lại 3 nước Đông Dương.

- Anh xâm lược trở lại Miến Điện, Mã Lai,...

- Hà Lan xâm lược trở lại Indonesia.

Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản.

1950 - 1991

- Nhiều nước vẫn tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặc khác nỗ lực đa dạng hóa, đa phương hóa hơn nữa quan hệ đối ngoại.

- Từ những năm 70, đẩy mạnh quan hệ hợp tác lẫn nhau, quan hệ giữa Cộng hòa liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức đã có bước cải thiện, các nước Tây Âu tham gia Định ước Henxinki (1975)...

- Chiến tranh lạnh kết thúc năm 1989 đã thúc đẩy cho sự tái thống nhất nước Đức (1990), tạo bước ngoặt trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu.

- Vẫn tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ nhờ đó Mĩ đồng ý với Nhật hiệp ước hòa bình Xan Phran-xi-xcô, chấm dứt chế độ chiếm đóng của đồng minh ở Nhật Bản (từ năm 1952).

- Năm 1960, Nhật - Mỹ gia hạn thêm 10 năm Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật, đến năm 1970 kéo dài vĩnh viễn.

- Bắt đầu bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô (1956), trở thành thành viên của Liên hợp quốc.

Đưa ra chính sách đối ngoại mới thể hiện ở học thuyết Phu cư đa (1977), Kaiphu (1991), đẩy mạnh tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa với các nước Đông Nam Á và ASEAN.

1991-nay

- Có sự điều chỉnhm ngoài nước Anh vẫn liên minh chặt chẽ với Mĩ thì Pháp và Đức thường xuyên phản đối Mĩ trong các vấn đề quốc tế.

- Mở rộng quan hệ đối ngoại ra bên ngoài, ở các nước đang phát triển châu Á, châu Phi và các nước thuộc Đông Âu và Liên Xô cũ.

- Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

- Đưa ra "Học thuyết Miydaoa" (1/1993) và "Học thuyết Hasimoto" (1/1997), tiếp tục coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu, mở rộng quan hệ đối ngoại với nhiều nước châu Á và Đông Nam Á.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu và Nhật Bản có gì khác biệt trong quan hệ với Mĩ?

A. Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ, bên cạnh đó mở rộng quan hệ với Liên Xô, còn Tây Âu chỉ liên minh với Mĩ.

B. Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ, Nhật Bản tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ.

C. Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ, nhiều nước Tây Âu tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ.

D. Nhật Bản và Tây Âu luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ, là đồng minh tin cậy của Mĩ.

Đáp án: C

Nguyên nhân chung của sự phát triển kinh tế Mĩ, Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Biết xâm nhập vào thị trường các nước.

B. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế.

C. Áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

D. Giá nhập nguyên vật liệu từ các nước trong thế thứ ba với giá rẻ.

Đáp án: C

Trên đây là hướng dẫn trả lời câu 2 trang 57 SGK Lịch sử 12, nội dung: Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000.

Tiếp theo: Câu hỏi thảo luận 1 trang 53 SGK Lịch sử lớp 12

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM