Những nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu nửa sau thế kỉ XX.

Xuất bản: 28/04/2020 - Cập nhật: 28/05/2020 - Tác giả:

Trả lời câu 2 trang 52 SGK lịch sử 12: Trình bày những nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu nửa sau thế kỉ XX.

Trả lời câu  2 trang 52 sgk lịch sử lớp 12

Câu hỏi

Trình bày những nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu nửa sau thế kỉ XX.

Hướng dẫn trả lời

Dựa vào sgk Lịch sử 12 bài 7 để trả lời.

Đáp án tham khảo

Chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2

- Giai đoạn 1945-1950: Nhiều nước Tây Âu lần lượt gia nhập tổ chức Bắc Đại Tây Dương do Mĩ đứng đầu. Các nước Tây Âu trở lại xâm lược một số nước Châu Á.

- Giai đoạn 1950-1970: Nhiều nước Tây Âu tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.

- Giai đoạn 1973-1991: Việc kí hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức làm cho tình hình Tây Âu dịu bớt đi. 11/1989, bức tường Béc lin bị phá bỏ, nước Đức đã tái thống nhất.

- Giai đoạn 1991-2000: Các nước Tây Âu có sự điều chỉnh quan trọng trong bối cảnh chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực tan rã.

Sai lầm và chú ý:

Tóm gọn lại những nét chính về chính sách đối ngoại của Tây Âu theo từng giai đoạn.

Bổ sung kiến thức chính sách đối ngoài của Tây Âu nửa sau TK XX

Mời các em học sinh cùng tham khảo một số câu hỏi liên quan tới chính sách đối ngoại của châu Âu giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ 2 dưới đây để mở rộng tiếp cận các dạng câu hỏi trong khi kiểm tra và thi.

Nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? 

(Hoặc Điểm giống nhau về nguyên nhân phát triển kinh tế ở Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản là gì?)

A. Lãnh thổ rộng, tài nguyên phong phú, khí hậu thuận lợi.

B. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài.

C. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.

D. Nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ.

Đáp án: C

Giải thích: Nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhận Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm:

- Dựa vào thành tựu KH-KT, điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất, hạ giá thành.

- Trình độ tập trung tư bản và tập trung sản xuất cao nên có sức sản xuất và cạnh tranh lớn.

- Vai trò điều tiết của nhà nước có hiệu quả.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự liên kết kinh tế giữa các nước Tây Âu là

A. muốn liên kết để cạnh tranh với các nước ngoài khu vực

B. muốn liên kết kinh tế, thành lập nhà nước chung châu Âu

C. thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ

D. muốn khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế của mình

Đáp án: B

Giải thích: Các nước Tây Âu có xu hướng liên kết kinh tế với nhau từ năm 1951 thông qua việc thành lập Cộng đồng than – thép châu Âu. Vào thời điểm này, kế hoạch Phục hưng châu Âu ở Mĩ mới được triển khai nên Tây Âu chưa muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ lúc này. Việc cạnh tranh với các nước ngoài khu vực và khẳng định sức mạnh kinh tế của mình cũng không cần thiết. Vì vậy, nguyên nhân chủ yếu là muốn liên kết kinh tế, thành lập nhà nước chung châu Âu, minh chứng là càng về sau sự liên kết của các nước Tây Âu không chỉ dừng lại ở liên kết kinh tế mà còn tiến tới liên kết về chính trị, đối ngoại và an ninh chung. Như vậy, đáp án của câu hỏi là : muốn liên kết kinh tế, thành lập nhà nước chung châu Âu.

Nguyên nhân cơ bản giúp kinh tế Tây Âu phát triển sau chiến tranh thế giới thứ 2 là

A. Nguồn viện trợ của Mỹ thông qua kế hoạch Macsan.

B. Tài nguyên thiên nhiên giàu có, nhân lực lao động dồi dào.

C. Tận dụng tốt cơ hội bên ngoài và áp dụng thành công khoa học kỹ thuật.

D. Quá trình tập trung tư bản và tập trung lao động cao.

Đáp án: C

Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nước Tây Âu phát triển nhanh chóng, do nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố quan trọng, cơ bản nhất là sự tận dụng tốt cơ hội bên ngoài như: nguồn viện trợ của Mĩ, giá nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc địa,… và việc áp dụng thành công khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu và Nhật Bản có gì khác biệt trong quan hệ với Mĩ?

A. Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ, bên cạnh đó mở rộng quan hệ với Liên Xô, còn Tây Âu chỉ liên minh với Mĩ.

B. Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ, Nhật Bản tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ.

C. Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ, nhiều nước Tây Âu tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ.

D. Nhật Bản và Tây Âu luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ, là đồng minh tin cậy của Mĩ.

Đáp án: C 

Đâu là điểm mới trong quan hệ đối ngoại của các nước Tây Âu từ thập kỉ 90 trở đi?

A. Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở châu Á, Phi, Mĩ Latinh, Đông Âu và SNG.

B. Tăng cường phụ thuộc vào Mĩ, mở rộng quan hệ với các nước tư bản.

C. Cố gắng hạn chế ảnh hưởng của Mĩ, mở rộng quan hệ với các nước khu vực Mĩ latinh.

D. Mở rộng quan hệ với các nước tư bản phát triển, các nước Đông Âu.

Đáp án: A

Giải thích: Trong bối cảnh chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta sụp đổ, các nước Tây Âu đã có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình. Các nước Tây Âu đều chú ý mở rộng quan hệ không chỉ với các nước tư bản phát triển khác mà còn với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh, các nước thuộc Đông Âu và SNG.

***

Trên đây là hướng dẫn trả lời câu hỏi 2 trang 52 SGK Lịch sử 12, nội dung chính: Những nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu nửa sau thế kỉ XX..

Tiếp theo: Câu hỏi thảo luận trang 47 SGK Lịch sử 12

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM