Những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000

Xuất bản: 28/04/2020 - Cập nhật: 28/05/2020 - Tác giả:

Trả lời câu 2 trang 46 SGK lịch sử 12: Nêu những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000

Trả lời câu  2 trang 46 sgk lịch sử lớp 12

Câu hỏi

Những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000.

Hướng dẫn trả lời

Dựa vào sgk Lịch sử 12 trang 44, 45 để trả lời.

Đáp án tham khảo

- Từ năm 1945 đến năm 1973: Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng trở thành bá chủ thế giới. Trong năm 1972, Mĩ phát triển mối quan hệ với Trung Quốc và Liên Xô.

- Từ năm 1973 đến năm 1991: Mĩ tiếp tục triển khai “chiến lược toàn cầu”, với học thuyết Rigân, Mĩ vẫn tăng cường chạy đua vũ trang. Đến tháng 12/1989: Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”.

- Từ năm 1991 đến năm 2000: Chính quyền B. Clintơn theo đuổi ba mục tiêu cơ bản của chiến lược “Cam kết và mở rộng”, Mĩ tìm cách vươn lên và chi phối, lãnh đạo toàn thế giới.

Bổ sung kiến thức về chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000

Ngoài nội dung trả lời câu hỏi 2 trang 46 SGK Sử 12, Đọc tài liệu còn tổng hợp thêm các dạng câu hỏi khác nhau liên quan kiến thức chính của phần này. Mời các em cũng theo dõi để mở rộng kĩ năng, kiến thức làm bài.

Những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1991 đến năm 2000?

Trả lời:

Từ 1991 – 2000 chính sách đối ngoại chính của Mĩ là: Mĩ triển khai chiến lược: Cam kết và mở rộng theo đuổi ba mục tiêu cơ bản

+ Đảm bảo an ninh Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu;

+ Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động, sức mạnh nền kinh tế Mĩ;

+ Sử dụng khẩu hiệu ― Thúc đẩy dân chủ để can thiệp vào công việc nội bộ các nước.

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Trật tự hai cực Ianta sụp đổ, Mĩ tìm cách xây dựng trật tự thế giới đơn cực do mình chi phối.

Chính sách đối ngoại của Mỹ với Việt Nam từ 1945 đến nay?

Trả lời:

Câu trả lời chi tiết về quan hệ của Mỹ và Việt Nam:

- Tháng 7 năm 1969, Tổng thống Richard Nixon thăm Việt Nam Cộng hòa, gặp Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

- Ngày 30 tháng 4 năm 1975, kết thúc Chiến tranh Việt Nam.

- Từ 1977 đến 1978: Việt Nam và Hoa Kỳ mở đàm phán bình thường hóa quan hệ nhưng không thành khi Việt Nam đòi một ngân khoản bồi thường cho cuộc chiến. Bên Hoa - Kỳ bác bỏ điểm đó khiến cuộc thương lượng đi vào bế tắc.

- Ngày 2 tháng 7 năm 1993: Hoa Kỳ tuyên bố không ngăn cản các nước khác cho Việt Nam vay trả nợ tổ chức tài chính quốc tế.

- Ngày 3 tháng 2 năm 1994: Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bỏ hoàn toàn cấm vận Việt Nam và lập cơ quan liên lạc giữa hai nước.

- Ngày 11 tháng 7 năm 1995: Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

- Tháng 8 năm 1995: Việt Nam và Mỹ khai trương đại sứ quán tại Washington D.C. và Hà Nội, ký thỏa thuận về xử lý nợ của chính quyền Sài Gòn cũ với Bộ trưởng Tài chính Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng.

- Từ 22 tháng 10 đến 25 tháng 10 năm 1995: Đại tướng Lê Đức Anh Chủ tịch nước Việt Nam và phu nhân gặp chính thức với Tổng thống Bill Clinton và và phu nhân tại Thành phố New York trong dịp đến Mỹ tham dự lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Liên Hiệp Quốc. Đại tướng Lê Đức Anh là nguyên thủ nước Việt Nam thống nhất đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ.

- Ngày 27 tháng 6 năm 1997: Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright thăm Việt Nam và ký hiệp định thiết lập quan hệ quyền tác giả với Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm.

- Ngày 12 tháng 5 năm 1997: Việt Nam và Mỹ trao đổi đại sứ lần đầu tiên sau chiến tranh.

- Ngày 11 tháng 3 năm 1998: Tổng thống Bill Clinton lần đầu tuyên bố miễn áp dụng đạo luật bổ sung Jackson-Vanik đối với Việt Nam.

- Từ ngày 30 tháng 9 đến ngày 2 tháng 10 năm 1998: Phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm lần đầu tiên sau chiến tranh đến thăm chính thức Mỹ.

- Ngày 2 tháng 6 năm 2000: Tổng thống Bill Clinton tiếp tục tuyên bố miễn áp dụng đạo luật bổ sung Jackson-Vanik đối với Việt Nam.

- Ngày 14 tháng 7 năm 2000: Tại Washington D.C., đại diện hai nước ký Hiệp định Thương mại song phương sau nhiều vòng đàm phán.

- Ngày 6 tháng 9 năm 2000: Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương gặp chính thức với Tổng thống Bill Clinton tại Thành phố New York trong dịp tham dự hội nghị - Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc và chính thức mời tổng thống Mỹ đến thăm Việt Nam.

- Từ ngày 16 đến ngày 19 tháng 11 năm 2000: Tổng thống Mỹ Bill Clinton thăm chính thức Việt Nam.

- Ngày 4 tháng 10 năm 2001: Thượng viện Mỹ thông qua Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ.

- Ngày 17 tháng 10 năm 2001: Tổng thống George W. Bush phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ.

- Ngày 17-20 tháng 11 năm 2006: Tổng thống George W.Bush đến Việt Nam tham dự APEC.

- Từ 25-27/7/2013, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang sang thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Obama. Trong chuyến thăm này, 2 nhà lãnh đạo đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ lên đối tác toàn diện.

- Từ ngày 7-7-2015 đến ngày 11-7-2015 diễn ra chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng theo lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama,[15] nhân dịp kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ và 40 năm chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Đây cũng là chuyến công du chính thức đầu tiên tới Washington của một Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Ngày 23/5/2016 Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố chính thức dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương với Việt Nam trong cuộc Hội đàm với Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang mở ra mối quan hệ tốt đẹp và ấm dần lên giữa hai nước từng là cựu thù.

- Ngày 29 - 31/5/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Mỹ theo lời mời của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

- Ngày 11 - 12.11/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump thăm cấp nhà nước tới Việt Nam - là tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên thăm Việt Nam trong năm đầu nhiệm kỳ.

- Ngày 26 - 28/2/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump có chuyến thăm (không chính thức) tới Việt Nam để tham dự Hội nghị Thượng Đỉnh Mỹ-Triều lần 2.

Về đối ngoại từ năm 1945 đến năm 1973 Mỹ đạt được kết quả nào?

Trả lời:

- Dính líu đến các cuộc chiến tranh ở Trung Đông.

- Cuộc chiến sáu ngày tại israel (1967)

- 2/1972 Tổng thống Mĩ thăm Trung Quốc.

- Khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh, gây chiến tranh xung đột ở nhiều nơi, tiêu biểu là chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975), can thiệp lật đổ chính quyền ở nhiều nơi trên thế giới.

- Thực hiện chiến lược toàn cầu, Mĩ tiến hành "viện trợ" để lôi kéo, không chế các nước ; lập ra các khối quân sự ; chạy đua vũ trang, gây chiến tranh xâm lược..

- 5/1972, tổng thống Nixon thăm Liên Xô nhằm thực hiện hòa hoãn với 2 nước lớn để dễ bề chống lại phong trào cách mạng thế giới.

Từ năm 1945 đến đầu những năm 1970, chính sách đối ngoại nhất quán của chính quyền mỹ là gì?

Trả lời:

Sự thống nhất trong chính sách đối ngoại của Mĩ qua các thời kì:

+ Một về mục tiêu : muốn bá chủ thế giới với các chiến lược ngoại giao với các nước trên thế giới.

+ Hai về hành động :Qua các thời kì đầu tư chạy đua vũ trang, can thiệp gây chiến tranh xâm lược.

Chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau năm 1945 đến năm 2000 là?

A. chống phá Liên Xô và các nước XHCN trên thế giới

B. khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ

C. triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới

D. can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, sau đó tiến hành chiến tranh xâm lược.

Đáp án: C

Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1973 đến năm 1991 là gì?

Trả lời:

- 1973, Mĩ phải kí Hiệp định Pari và rút quân về nước.

- Chính quyền Mĩ vẫn tiếp tục triển khai Chiến lược toàn cầu - học thuyết Rigân và chạy đua vũ trang.

- Tháng 12/1989, Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.

***

Trên đây là hướng dẫn trả lời câu 2 trang 46 SGK Lịch sử lớp 12, nội dung chính: Những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000.

Tiếp theo: Câu hỏi thảo luận trang 44 SGK Lịch sử 12

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM