Hướng dẫn trả lời câu 2 trang 25 SGK Lịch sử lớp 12 nội dung chính: Lập niên biểu các sự kiện chính trong lịch sử Trung Quốc từ năm 1949 đến năm 2000 được Đọc tài liệu biên soạn dưới đây, giúp các em học sinh soạn sử 12 bài 3 tốt nhất trước khi lên lớp.
Trả lời câu 2 trang 25 sgk lịch sử lớp 12
Câu hỏi
Lập niên biểu các sự kiện chính trong lịch sử Trung Quốc từ năm 1949 đến năm 2000.
Hướng dẫn trả lời
Dựa vào sgk trang 20 – 24 để trả lời.
Đáp án tham khảo
THỜI GIAN | SỰ KIỆN |
1/10/1949 | Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, mở ra một kỷ nguyên mới. |
1953 - 1957 | Thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên |
1959 - 1978 | Thời kỳ kinh tế không ổn định, đất nước có nhiều biến động. |
Từ năm 1978 - 2000 | Tiến hành cải cách mở cửa và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. |
Chú ý: lựa chọn những sự kiện chính nhất để thống kê.
Bổ sung kiến thức
Thông tin thêm về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Trung Quốc (giản thể: 中国; phồn thể: 中國; bính âm: Zhōngguó), tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
(giản thể: 中华人民共和国; phồn thể: 中華人民共和國; Hán-Việt: Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa Quốc; bính âm: Zhōnghuá Rénmín Gònghéguó), còn gọi là Trung Quốc đại lục, là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất thế giới, với số dân trên 1,405 tỷ người.Trung Quốc là quốc gia đơn đảng do Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 đô thị trực thuộc, và 2 đặc khu hành chính là Hồng Kông và Ma Cao. Chính phủ Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền đối với các lãnh thổ nằm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), cho Đài Loan là tỉnh thứ 23 của mình, tuyên bố này gây tranh nghị do sự phức tạp của vị thế chính trị Đài Loan.
Tình hình kinh tế Trung Quốc từ sau năm 2000
Sau 40 năm cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng. GDP của Trung Quốc năm 1978 chỉ dưới 150 tỷ USD, đến năm 2017 đã tăng lên 12.000 tỷ USD (tăng 80 lần theo giá trị tuyệt đối và 30 lần nếu trừ đi yếu tố lạm phát), đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Đóng góp của Trung Quốc vào GDP toàn cầu đã tăng từ 1,8% (năm 1978) lên 15,2% (năm 2017). Năm 2013, tổng kim ngạch thương mại Trung Quốc đã vượt Mỹ, trở thành nước có hoạt động thương mại lớn nhất thế giới. Năm 2014, theo tính toán sức mua tương đương (PPP), quy mô kinh tế Trung Quốc đã vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất ô-tô lớn nhất thế giới tính về sản lượng hàng năm vào tháng 12/2009, và hiện nay Trung Quốc sản xuất nhiều ô-tô hơn cả của Mỹ, Nhật Bản và Đức cộng lại.
Một nhân tố mới nổi lên trong thế kỷ 20 là người Hoa sống ở hải ngoại. Nhờ nền tảng văn hóa mà người Trung Hoa rất thành công ngay cả khi sống ở nước ngoài. Ngay từ đầu thế kỷ 20, Quốc vương Thái Lan Rama VI đã gọi người Trung Quốc là “dân Do Thái ở phương Đông”. Năm 2016, số người Trung Quốc sống ở nước ngoài (bao gồm cả những người đã đổi quốc tịch) là khoảng 60 triệu (chưa kể du học sinh) và sở hữu số tải sản ước tính hơn 2,5 ngàn tỉ USD, tức là họ có khả năng tạo ảnh hưởng tương đương 1 quốc gia như Pháp. Hoa kiều là tầng lớp thương nhân làm ăn rất thành công ở Đông Nam Á. Vào cuối thế kỷ 20, họ sở hữu hơn 80% cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Thái Lan và Singapore, 62% ở Malaysia, 50% ở Philippines, tại Indonesia thì người Hoa nắm trên 70% tổng số tài sản công ty. Để hạn chế sức mạnh của người Hoa, chính phủ các nước Đông Nam Á dùng nhiều chính sách trấn áp hoặc đồng hóa, như ở Thái Lan thì người Hoa phải đổi tên thành tên Thái nếu muốn nhập quốc tịch, ở Indonesia thì người Hoa bị cấm dùng ngôn ngữ mẹ đẻ, trường công ở Malaysia thì hạn chế tiếp nhận sinh viên gốc Hoa. Nhưng trải qua bao sóng gió, trán áp và cưỡng chế đồng hóa, văn hóa người Hoa vẫn “bền bỉ như măng tre”, như lời một lãnh đạo cộng đồng người Hoa ở hải ngoại. Cộng đồng Hoa Kiều vẫn gắn kết chặt chẽ với chính phủ trong nước, và là một bàn đạp quan trọng để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng trên thế giới vào đầu thế kỷ 21.
Câu hỏi liên quan
Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946 – 1949) mang tính chất là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, vì cuộc cách mạng này đã
A. đánh đổ tập đoàn Tưởng Giới Thạch đại diện cho thế lực phong kiến.
B. đánh đổ tập đoàn tư sản mại bản và phong kiến có đế quốc Mĩ giúp sức.
C. tiêu diệt được tập đoàn Tưởng Giới Thạch là phong kiến được Mĩ giúp đỡ.
D. đánh bại được quá trình xâm lược thuộc địa của đế quốc Mĩ ở Trung Quốc.
Trả lời:
Đáp án đúng: B
***
Trên đây là câu hỏi và hướng dẫn soạn sử 12 bài 3 câu 2 trang 25 SGK lịch sử lớp 12 với nội dung Lập niên biểu các sự kiện chính trong lịch sử Trung Quốc từ năm 1949 đến năm 2000.