Những yếu tố khiến Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới vào nửa cuối thế kỉ XX

Xuất bản: 28/04/2020 - Cập nhật: 01/06/2020 - Tác giả:

Trả lời câu 1 trang 57 SGK lịch sử 12: Những yếu tố nào khiến Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới vào nửa cuối thế kỉ XX ?

Đọc tài liệu tổng hợp và chia sẻ nội dung câu 1 trang 57 SGK Lịch sử 12 một cách hữu ích thông qua việc chia sẻ tài liệu Soạn sử 12 bài 8 cho các em tìm ra câu trả lời chính xác và ngắn gọn nhất cho từng câu hỏi trong bài học.

Trả lời câu 1 trang 57 SGK Lịch sử 12

Câu hỏi

Những yếu tố nào khiến Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới vào nửa cuối thế kỉ XX?

Hướng dẫn trả lời

Dựa vào sgk Lịch sử 12 trang 55 và suy luận để tìm ra câu trả lời.

Đáp án tham khảo

Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. Để có được điều đó, Nhật Bản hội tụ các yếu tố sau:

- Con người được coi là nhân tố quan trọng nhất ở Nhật Bản. Người dân Nhật Bản cần cù, có tính kỉ luật cao trong lao động.

- Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.

- Các công ti của Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và khả năng cạnh tranh cao.

- Nhật Bản biết cách áp dụng các thành tựu khoa học-kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.

- Chi phí cho Quốc phòng của Nhật Bản rất thấp, có điều kiện để tập trung để phát triển kinh tế.

- Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển kinh tế.

Chú ý:

Câu hỏi này trả lời giống với những nguyên nhân đưa đến sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952 - 1973.

Bổ sung kiến thức về những yếu tố khiến Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới cuối TK XX

Cùng Đọc tài liệu tìm hiểu thêm những kiến thức, những dạng câu hỏi liên quan tới nội dung chính của câu hỏi 1 trang 57 SGK Sử 12 về: những yếu tố khiến Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới cuối TK XX để có thể giành được điểm cao nhất trong những câu hỏi khó.

Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới vào thời gian nào?

A. Đầu những năm 60 của thế kỉ XX.

B. Từ 1982.

C. Đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

D. Đầu những năm 90 của thế kỉ XX.

Đáp án: C

Những nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của nhật bản là gì?

Trả lời

Sự phát triển rất nhanh của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952-1973 bắt nguồn từ một số nguyên nhân cơ bản sau:

- Nhân tố lịch sử: Kể từ Minh Trị duy tân đến trước thế chiến thứ 2, Nhật Bản đã có 70 năm phát triển đất nước theo mô hình hiện đại và đã trở thành cường quốc số 1 châu Á trong thập niên 1930. Dù bị tàn phá nặng nề trong thế chiến, nhưng những nhân tố và kinh nghiệm quý báu của Nhật Bản vẫn còn nguyên vẹn, họ có thể tận dụng kinh nghiệm này để nhanh chóng xây dựng lại nền kinh tế.

- Nhân tố con người: trước thế chiến thứ 2, Nhật Bản đã có đội ngũ chuyên gia khoa học và quản lý khá đông đảo, có chất lượng cao. Dù bại trận trong thế chiến 2 nhưng lực lượng nhân sự chất lượng cao của Nhật vẫn còn khá nguyên vẹn, họ đã góp phần đắc lực vào bước phát triển nhảy vọt về kỹ thuật và công nghệ của đất nước. Người Nhật được giáo dục theo những luân lý của Nho giáo với những đức tính cần kiệm, kiên trì, lòng trung thành, tính phục tùng… vẫn được đề cao. Nhờ đó, giới quản lý Nhật Bản đã đặc biệt thành công trong việc củng cố kỷ luật lao động, khai thác sự tận tụy và trung thành của người lao động.

- Mức tích lũy cao thường xuyên, sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả cao: những năm 1950, 1960, tiền lương nhân công ở Nhật rất thấp so với các nước phát triển khác (chỉ bằng 1/3 tiền lương của công nhân Anh và 1/7 tiền lương công nhân Mỹ), đó là nhân tố quan trọng nhất để đạt mức tích lũy vốn cao và hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, Nhật Bản đã chú ý khai thác và sử dụng tốt nguồn tiết kiệm cá nhân. Từ 1961-1967, tỷ lệ gửi tiết kiệm trong thu nhập quốc dân là 18,6% cao gấp hơn hai lần của Mỹ (6,2%) và Anh (7,7%).

Nhật Bản không có quân đội nên có thể giảm chi phí quân sự xuống mức dưới 1% tổng sản phẩm quốc dân, nguồn lực đó có thể chuyển sang phát triển kinh tế.

- Tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng những tiến bộ khoa học-kỹ thuật: trước thế chiến thứ 2, Nhật Bản đã là một cường quốc về khoa học, công nghệ. Sau chiến tranh, nhân tố này tiếp tục được phát huy.

- Tình hình quốc tế có nhiều thuận lợi: Trong các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam, Chính phủ Mỹ đã có hàng loạt đơn đặt hàng với các công ty của Nhật Bản về trang bị, khí tài và các đồ quân dụng khác. Từ năm 1950 đến 1969, Nhật Bản đã thu được 10,2 tỷ USD các đơn đặt hàng của Mỹ (tương đương 70 tỷ USD theo thời giá 2015). Trong giai đoạn này, 34% tổng giá trị hàng xuất khẩu sang Mỹ và 30% giá trị hàng nhập của Nhật là từ thị trường Mỹ. Có thể nói nhu cầu về hàng hóa của Mỹ cho các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam là hai “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản.

Nền kinh tế nhật bản lâm vào tình trạng suy thoái từ khi nào?

Trả lời:

Nền kinh tế của Nhật Bản phát triển nhanh chóng trong thập niên 1960-1970, nhưng đến năm 1990 thì lâm vào suy thoái. Trong những năm gần đây, rất nhiều công ty bị phá sản - hơn 17.000 công ty. Đây cũng là điều dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp tăng.

Đặc biệt, từ 1997, và nhất là từ đầu 1998, kinh tế Nhật bị lâm vào suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1974 đến nay với những biểu hiện khủng hoảng hệ thống tài chính tiền tệ, đồng Yên, chứng khoán giảm giá mạnh, nợ xấu khó đòi tăng cao, sản xuất trì trệ và tỉ lệ thất nghiệp hoàn toàn đạt con số kỷ lục trong 45 năm nay (5,5% tháng 12 năm 2002). Năm 1997, GDP bị giảm 0,7%, năm 1998 lại giảm tiếp 1,8%.

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 lại một lần nữa khiến kinh tế Nhật bị suy thoái, GDP bị giảm 5% trong năm 2009.

Năm 2020, Nhật Bản lại một lần nữa đối mặt với suy thoái kinh tế do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra trên toàn thế giới và trong đó có quốc gia này.

Nguyên nhân chung của sự phát triển kinh tế Mĩ, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Áp dụng thanh tựu khoa học - kĩ thuật vào trong sản xuất.

B. Nhờ quân sự hoá nền kinh tế.

C. Biết thâm nhập vào thị trường các nước.

D. Tất cả các nguyên nhân trên.

Đáp án: D

So sánh nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Trả lời:

Nhật Bản

Tình hình kinh tế:

- Điều kiện:

+ Không bị chiến tranh tàn phá.

+ Thu lợi nhuận sản xuất vũ khí.

+ Lợi dụng châu Âu có chiến tranh để sản xuất hàng hóa, xuất khẩu.

- Biểu hiện: Năm 1914 - 1919

+ Sản lượng CN tăng 5 lần.

+ Tổng giá trị XNK tăng 4 lần.

+ Dự trữ vàng và ngoại tệ tăng 6 lần.

Tình hình chính trị – xã hội:

- Khó khăn: Thiếu nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, mất cân đối giữa CN và N2, giá cả đắt đỏ, đời sống nhân dân không được cải thiện...

- Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân bùng nổ mạnh.

+ “Bạo động lúa gạo” – mang tính chất quần chúng.

+ Tháng 7/ 1922 ĐCS thành lập.

Nước Mĩ

Tình hình kinh tế

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ có nhiều lợi thế:

+ Mĩ trở thành chủ nợ của Châu Âu (Anh, Pháp nợ 10 tỉ USD).

+ Thu lợi nhuận lớn nhờ buôn bán vũ khí và hàng hoá.

+ Mĩ chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

=> Những cơ hội vàng đó đã đưa Mĩ vào thời kỳ phồn vinh trong suốt thập niên 20 của thế kỷ XX.

Năm 1923-1929, sản lượng công nghiệp tăng 69%, năm 1929 chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới.

Đứng đầu thế giới về sản xuất ôtô thép, dầu hoả -> Ông vua ôtô của thế giới.

Năm 1929, nắm trong tay 60% dự trữ vàng của thế giới -> Chủ nợ của thế giới.

Hạn chế :

- Nắm chính quyền là tổng thống Đảng cộng hoà.

- Thực hiện chính sách ngăn chặn công nhân đấu tranh, đàn áp những tư tưởng tiến bộ.

***

Trên đây là hướng dẫn trả lời câu 1 trang 57 SGK Lịch sử 12, nội dung: Những yếu tố khiến Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới vào nửa cuối thế kỉ XX.

Tiếp theo: Câu 2 trang 57 SGK Lịch sử lớp 12

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM