Top 5 đề thi thử học kì Ngữ văn lớp 8

Xuất bản: 29/11/2019 - Tác giả:

Cùng tham khảo ngay Top 5 đề thi thử học kì 1 môn Ngữ văn 8 được tuyển chọn nhằm thử sức tại nhà và biết các cấu trúc đề thi cuối học kì 1 ra sao!

Mỗi đề thi có giới hạn thời gian là 90 phút, các em cần cân nhắ thời gian phù hợp với từng yêu cầu câu hỏi và sắp xếp kiến thức ôn tập phù hợp.

Top 5 mẫu đề thi học kì 1 Ngữ văn lớp 8

Đề thi tham khảo số 1

Câu 1: ( 3.0 điểm) 

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Mặt trời của cháu lặn rồi

Yêu thương, tận hiến một đời, bà ơi!

Mím môi nuốt nước mắt rơi

Tiễn bà trời cũng ngậm ngùi giăng mưa.

Thương bà cháu nhớ ngày xưa

Dãi dầu cuối chợ nắng mưa, sáng chiều

Biển đời đơn độc mái chèo

Thuyền bà chống đỡ trăm chiều bão giông.

(Bà ơi - Phạm Trung Dũng )

trích từ nguồn http://phamtrungdung.blogtiengviet.net

a) Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên?

b) Đoạn thơ trên gợi em nhớ đến bài thơ và tác giả nào em đã học trong chương trình ngữ văn lớp 9? Hãy chép lại một khổ thơ trong bài thơ đó mà em yêu thích nhất. (1.5)

c) “ Mặt trời của cháu lặn rồi” sử dụng biện pháp tu từ nào? Có thể coi đây là hiện  tượng một nghĩa gốc của tử phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao? ( 1đ)

Câu 2 ( 3.0 điểm): Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký, người viết chữ bằng chân, tâm sự trên báo Văn nghệ Trẻ:

“ Con người ta chỉ sợ khiếm khuyết về tâm hồn, đó là mầm tai họa, còn bất cứ khiếm khuyết nào trên cơ thể cũng không đáng sợ nếu ta dũng cảm đối diện và vượt qua để trở thành người không khiếm khuyết”.

Viết văn bản ( khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lời tâm sự trên?

Câu 3:( 4.0 điểm) : Trong đời học sinh, em đã mắc một lỗi lầm khiến cho bản thân day dứt mãi. Hãy kể lại một câu chuyện đáng nhớ nhất của mình.

Đề thi tham khảo số 2

Phần 1: Đọc - hiểu văn bản (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Con trai yêu dấu!

Đời người phúc họa vô thường! Không một ai biết trước mình sẽ sống được bao lâu. Có một số việc tưởng nên sớm nói ra thì hay hơn. Cha là cha của con, nếu cha không nói với con, có lẽ không ai nói rõ với con những điều này!

Cha không yêu cầu con phải phụng dưỡng cha trong nửa quãng đời còn lại. Ngược lại, cha cũng không thể bao bọc nửa quãng đời sau này của con, khi mà con đã trưởng thành và tự lập. Đây là lúc cha đã làm tròn trách nhiệm của mình. Sau này con có đi xe buýt hay đi xe hơi riêng; ăn súp vi cá hay ăn mì gói, tự con lo liệu lấy.

- Gia đình thân nhân chỉ là duyên phận một đời. Bất luận trong kiếp này chúng ta sống chung với nhau được bao lâu và như thế nào, nên trân quý khoảng thời gian sum họp, gia đình đoàn tụ. Kiếp sau, dù ta có thương hay không, cũng không chắc sẽ còn gặp lại nhau.

- Tuy có nhiều người thành công trên đường đời mà học hành chẳng đến đâu. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là không cần học hành mà vẫn thành công. Kiến thức đạt được do việc học hành, là vũ khí trong tay của mình. Ta có thể lập nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng, nhưng không thể thiếu sự hiểu biết. Nên nhớ kỹ điều này!

- Con hãy biết ước mơ, nhưng để trở thành hiện thực thì ước mơ đừng xa rời thực tế, đừng hão huyền và ảo tưởng. Con phải luôn có niềm tin. Không chỉ là niềm tin vào chính bản thân mình mà con cũng cần có niềm tin vào mọi người, niềm tin vào cuộc sống. Nếu không có niềm tin, con sẽ chẳng thể làm được việc gì.

( Trích “ Lá thư của Tôn Vận Tuyền”- một chính trị Đài Loan gửi con trai)

1.Qua ngữ liệu trên ,em hãy cho biết người cha dạy con những bài học nào?(1đ)

2.Tìm hai từ Hán việt sử dụng trong đoạn trích trên và giải thích ý nghĩa. (1đ)

3. Với kiến thức đã học, em hãy nêu tên một tác phẩm cùng đề tài vơi đoạn trích trên. (1đ)

Phần 2: Tạo lập văn bản: (7 điểm) 

1. Em hãy viết văn bản ngắn, trình bày suy nghĩ về bài học em nhận được từ những lời khuyên của người cha dành cho con trong lá thư nêu trên (3đ) 2. Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau để làm( 4đ)

Đề 1: Có những câu chuyện diễn ra trong đời sống hàng ngày khiến em suy nghĩ tích cực, yêu đời hơn. Hãy kể lại một trong những câu chuyện đó.

Đề 2: Đóng vai nhân vật trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt hãy diễn tả dòng cảm xúc bằng một câu chuyện.

Đề thi tham khảo số 3

Phần 1:(3 điểm) Đọc - hiểu 

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

Ai đó đã từng nói rằng: Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan tỏa.Vậy mà ngày nay, mọi người thường bảo nhau: những người như Lục Vân Tiên không còn nữa. Trong chúng ta chắc hẳn ai cũng có đôi lần ngần ngại khi định làm việc tốt,việc nghĩa hiệp (nhưng vì nhiều lí do mà bỏ qua) . 
Và vừa rồi có một bài viết trên trang “Của người Sài Gòn” được nhiều bạn đọc quan tâm. Bài viết có đoạn: “Ở Sài Gòn vậy đó, ra đường không ai dòm ngó ai, trừ khi có người cần giúp. Lỡ đang chạy xe mà bị lệch bánh té cái oạch giữa đường là 5 giây sau thấy người dân tứ phía từ đâu ào ra như đánh trận, thay phiên nhau dựng xe, đỡ người, dắt xe vô lề hỏi han đủ thứ. Đó chính là lối sống hào sảng, lối sống trọng nghĩa ân tình của người Sài Gòn.”

(Trích Báo Sài Gòn giải phóng) 

1. Cho biết phương thức biểu đạt đoạn trích trên.( 0.5đ)

2. Tìm 2 từ Hán Việt có trong đoạn trích ( 0.5đ)

3. Xác định và phân tích tác dụng một phép tu từ có trong đoạn trích. (1đ)

4. Viết vài câu văn nêu suy nghĩ của em về người Sài Gòn qua đoạn trích trên.(1đ)

Phần 2: (7điểm) Tạo lập văn bản

Câu 1 (3đ): Hãy viết bài văn ngắn nêu suy nghĩ của em về vấn đề trên.

Câu 2 (4đ): Hãy đóng vai một nhân vật trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật để kể chuyện .

Đề thi tham khảo số 4

Câu 1: (3 điểm) 

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:

Có một câu chuyện đơn giản được kể qua những dòng nhật kí của một cô bé: “Ba là người ba tốt nhất trên đời. Ba thông minh nhất, tài giỏi nhất, tốt bụng nhất. Ba muốn em học thật giỏi ở trường. Ba thật tuyệt vời. Nhưng...ba nói dối...Ba nói dối... rằng ông có một công việc. Ba nói dối... rằng ông có tiền. Ba nói dối... rằng ông không hề mệt mỏi. Ba nói dối... rằng ông không đói. Ba nói dối... rằng nhà mình cái gì cũng có. Ba nói dối... về hạnh phúc của bản thân ông. Ba nói dối... cũng chỉ vì em”.

a. Xác định từ ngữ xưng hô trong câu chuyện trên. (0,5 điểm)

b. Hãy đặt nhan đề cho câu chuyện trên . (0.5 điểm)

c. Theo hoàn cảnh trong câu chuyện đưa ra thì người ba đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Để ưu tiên cho phương châm hội thoại nào quan trọng hơn? (1 điểm)

d. Theo em, vì sao người ba trong câu chuyện trên lại nói dối đứa con của mình? Hãy viết vài câu văn nêu suy nghĩ của em. (1 điểm)

Câu 2: ( 3 điểm) Ăng-ghen từng nói: “Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và giản dị”. Em hãy trình bày suy nghĩ về giá trị ý nghĩa của câu nói trên.

Câu 3: (4 điểm) Đóng vai một nhân vật bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt để kể lại nội dung tác phẩm đó.

Đề thi tham khảo số 5

Phần I (3 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dƯới:

“Cây xấu hổ là một loài động vật vô cùng kỳ lạ, chỉ cần dùng tay chạm nhẹ vào lá nó liền xấu hổ, khép mình rồi rũ xuống. Nếu bạn chạm nhẹ, nó sẽ chuyển động chậm, phạm vi thu mình cũng hẹp; còn nếu bạn chạm mạnh, nó sẽ phản ứng rất nhanh, chưa tới mười giây toàn bộ lá đã khép lại hết rồi. Vậy xấu hổ vì sao lại có “tính tình” kỳ lạ như vậy? Điều này liên quan mật thiết đến môi trường, tập tính sinh sống của nó. Quê hương của cây xấu hổ ở Brazil thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới, nơi đó thường xuyên có mưa to gió lớn. Cho nên, “tính tình” kỳ lạ của xấu hổ có thể được coi là một cách tự vệ. Sự thần kỳ của cây xấu hổ không chỉ nằm ở việc phiến lá của nó có thể khép lại, mà nó còn có thể dự báo sự thay đổi của thời tiết: Dùng tay chạm nhẹ, nếu lá của nó đóng lại nhanh mà mở ra chậm chứng tỏ trời sắp có nắng to; còn nếu chạm vào mà lá khép chậm mở ra nhanh thì trời sẽ chuyển từ nắng sang âm u, hoặc sắp có mưa to.”

(Theo “Khám phá khoa học - Sinh vật lý thú”) 

1/ Nội dung đoạn trích nêu lên đặc điểm gì của loài cây xấu hổ? (0.5 điểm)

2/ Tính tình kỳ lạ của cây xấu hổ đã đem đến cho loài cây này những công dụng gì? (0.5 điểm)

3/ Tìm hai thuật ngữ có trong đoạn trích và cho biết chúng thuộc lĩnh vực khoa học nào? (1 điểm)

4/ Hình ảnh cây xấu hổ thích nghi với môi trường tự nhiên gợi cho em suy nghĩ gì, hãy diễn đạt bằng vài câu văn (3-5 câu)

Phần II: (7 điểm) 

1/ Từ câu hỏi ở bức vẽ, hãy viết văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em việc học trong thời đại khoa học công nghệ. (3 điểm)

2/ Tập làm văn: (4 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau:

- Đề 1: Kể một câu chuyện về lòng nhân ái.

- Đề 2: Đóng vai nhân vật để kể lại chuyện một trong các tác phẩm sau:

+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật,

+ Bếp lửa - Bằng Việt,

+ Làng - Kim Lân ,

+ Lặng lẽ Sa pa - Nguyễn Thành Long

để kể chuyện (Bài làm kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại).

Hết

Trên đây là top 5 đề thi thử học kì Ngữ văn lớp 8 với các dạng ra đề thường xuyên nhất của các trường, mong rằng với các đề trên các em sẽ có kế hoạch ôn luyện kiến thức và căn chỉnh thời gian làm bài tốt nhất.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM