Tổng hợp lý thuyết ôn tập chương I: Phép nhân và phép chia các đa thức

Xuất bản: 07/11/2019

Tổng hợp lý thuyết ôn tập chương I: Phép nhân và phép chia các đa thức bao gồm các kiến thức cơ bản đã học ở chương I về đơn thức, đa thức, hằng đẳng thức đáng nhớ,...

Bạn đang tìm kiếm tài liệu tổng hợp về kiến thức chương I Toán 8? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Đọc tài liệu với nội dung tổng hợp lý thuyết ôn tập chương I: Phép nhân và phép chia các đa thức. Đây sẽ là tài liệu học tập hữu ích cho học sinh và đồng thời giúp các thầy cô có thêm tài liệu hay phục vụ việc dạy học.

Cùng tham khảo nhé!

Tổng hợp lý thuyết chương I Toán 8: Phép nhân và phép chia các đa thức

1. Nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức

Quy tắc nhân đơn thức với đa thức

Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau.

Công thức:
\(A\left( {B + C} \right) = AB + AC\)  với \(A,\,B,\,C\)  là các đơn thức.

Quy tắc nhân đa thức với đa thức

Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau.

Công thức:

\(\left( {A + B} \right)\left( {C + D} \right) = AC + AD + BC + BD\)

2. Những hằng đẳng thức đáng nhớ

Với \(A,\,B\) là các biểu thức tùy ý, ta có:

+)\({\left( {A + B} \right)^2} = {A^2} + 2AB + {B^2}\)

+) \({\left( {A - B} \right)^2} = {A^2} - 2AB + {B^2}\)

+) \({A^2} - {B^2} = \left( {A - B} \right)\left( {A + B} \right)\)

+)  \({\left( {A + B} \right)^3} = {A^3} + 3{A^2}B + 3A{B^2} + {B^3}\)

+) \({\left( {A - B} \right)^3} = {A^3} - 3{A^2}B + 3A{B^2} - {B^3}\)

+) \({A^3} + {B^3} = \left( {A + B} \right)\left( {{A^2} - AB + {B^2}} \right)\)

+) \({A^3} - {B^3} = \left( {A - B} \right)\left( {{A^2} + AB + {B^2}} \right)\)

3. Các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử

+ Đặt nhân tử chung

+ Dùng hằng đẳng thức

+ Nhóm hạng tử

+ Phối hợp nhiều phương pháp

4. Chia đơn thức cho đơn thức, chia đa thức cho đơn thức

a. Chia đơn thức cho đơn thức

Quy tắc: Muốn chia đơn thức \(A\) cho đơn thức \(B\) (trong trường hợp \(A\) chia hết cho \(B\) ta làm như sau:

+ Chia hệ số của đơn thức \(A\) cho hệ số của đơn thức \(B\)

+ Chia lũy thừa của từng biến trong \(A\) cho lũy thừa của cùng biến đó trong \(B\)

+ Nhân các kết quả vừa tìm được với nhau.

b. Chia đa thức cho đơn thức

+ Đa thức \(A\) gọi là chia hết cho đơn thức \(B \ne 0\), nếu có một đa thức \(C\) sao cho \(A = B.C\)

+  Đa thức \(A\) chia hết cho đơn thức \(B\) khi các đơn thức hạng tử của đa thức \(A\) đều chia hết cho đơn thứcB .

Quy tắc: Muốn chia đa thức \(A\) cho đơn thức \(B\) ( trường hợp các hạng tử của đa thức \(A\) đều chia hết cho đơn thức \(B\), ta chia mỗi hạng tử của \(A\) cho \(B\) rồi cộng kết quả với nhau.

5. Chia đa thức một biến đã sắp xếp

- Muốn chia đa thức một biến \(A\) cho đa thức một biến \(B \ne 0\) , trước hết ta phải sắp xếp các đa thức này theo lũy thừa giảm dần của cùng một biến và thực hiện phép chia như phép chia các số tự nhiên.

- Với hai đa thức tùy ý \(A\)\(B\) của một biến \(\left( {B \ne 0} \right)\) , tồn tại duy nhất hai đa thức \(Q\)\(R\) sao cho \( A = B.Q + R\)

Trong đó \(R\) = 0 hoặc bậc của \(R\) thấp hơn bậc của \(B\) .

Nếu \(R\) = 0 thì phép chia \(A\) cho \(B\) là phép chia hết.

Nếu \(R \ne 0\)  thì phép chia \(A\) cho \(B\) là phép chia có dư.

*******************

Hy vọng với hệ thống kiến thức lý thuyết. trên đây, các em sẽ có thêm một tài liệu học tập hữu ích để học tốt hơn môn Toán 8. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM