15 mẫu Tóm tắt Vẻ đẹp của một bài ca dao
Với những bản tóm tắt ngắn gọn nội dung chính của văn bản "Vẻ đẹp của một bài ca dao" dưới đây sẽ giúp các em hiểu và thêm yêu những vẻ đẹp ca dao Việt Nam.
Tóm tắt văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 1
"Vẻ đẹp của một bài ca dao" là những phân tích chi tiết của tác giả Hoàng Tiến Tựu về nét đẹp trong bai ca dao "Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng". Bài ca dao để lại ấn tưởng bởi vẻ đẹp độc đáo và không trùng lặp với những bài ca dao khác, đó lả vẻ đẹp của cánh đồng và vẻ đẹp của cô gái thăm đồng. Văn bản đã thể hiện ý kiến của tác giả về bố cục và vẻ đẹp của một bài ca dao.
Tóm tắt Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 2
Hoàng Tiến Tựu đã nêu lên ý kiến của mình về vẻ đẹp của bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng trong văn bản "Vẻ đẹp của mộ bài ca dao". Theo ý kiến của tác giả, bài ca dao đã miêu tả rất tinh tế nét đẹp của cánh đồng và cô gái thăm đồng. Ngoài ra, tác giả cũng cho rằng bố cục của bài ca dao cũng rất độc đáo. Hoàng Tiến Tựu đã phân tích các từ và hình ảnh tiêu biểu để làm rõ hơn vẻ đẹp của hai câu đầu và hai câu cuối của bài ca dao. Tác giả đã cho người đọc thấy được bức tranh tuyệt đẹp và nghệ thuật đặc sắc của bài ca dao "Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng".
Tóm tắt văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 3
Hoàng Tiến Tựu đã trình bày nhận định đầy ấn tượng về vẻ đẹp của bài ca dao "Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng" trong văn bản "Vẻ đẹp của một bài ca dao". Ông nhận thấy rằng bài thơ không chỉ là sự kết hợp tuyệt vời giữa hai hình ảnh đẹp của cánh đồng và cô gái, mà còn là sự pha trộn khéo léo giữa những từ ngữ và hình ảnh tiêu biểu. Tác giả tập trung phân tích sâu hơn vào hai câu đầu và hai câu cuối của bài ca dao, để làm rõ hơn vẻ đẹp và ý nghĩa của chúng. Cô gái trong bài ca dao thể hiện sự năng nổ, tích cực trong việc ngắm cánh đồng, đồng thời ở hai câu thơ sau, cô gái đã so sánh bản thân mình với chẽn lúa đồng đồng một cách rất hồn nhiên và đầy sinh động. Với những lập luận sắc sảo, Hoàng Tiến Tựu đã giúp người đọc thấy được, bài ca dao "Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng" tạo nên được một bức tranh tuyệt đẹp, giàu ý tưởng và đầy cảm xúc.
Tóm tắt văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 4
Khi phân tích bài ca dao này, nhiều người thường chia ra hai phần: hai câu đầu là hình ảnh cánh đồng, hai câu cuối là hình ảnh cô gái thăm đồng. Tuy nhiên, không hoàn toàn tách biệt như vậy bởi vì ngay từ hai câu đầu: hình ảnh cô gái ra thăm đồng đã hòa quyện với vẻ đẹp của cánh đồng, từ ngữ “bát ngát mênh mông” cũng được đảo lại và trước đó cô gái đã miêu tả chỗ đứng, cách quan sát cánh đồng của mình. Nhờ hai câu thơ đầu không có chủ ngữ, cảm giác mênh mông, bát ngát của cánh đồng đã lan truyền sang ta một cách tự nhiên. Ở hai câu thơ cuối, cô gái tập trung ngắm nhìn, đặc tả riêng “chẽn lúa đòng đòng” và liên hệ với bản thân mình. Hình ảnh chẽn lúa tượng trưng cho cô gái đến tuổi dậy thì, căng tràn sức sống.
Tóm tắt Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 5
Trong hai câu thơ đầu hình ảnh cô gái đang ngắm cánh đồng thể hiện người con gái muốn ngằm nhìn bao quát cả cánh đồng. Hai câu thơ sau cô gái tập trung miêu tả chẽn lúa đòng đòng và liên hệ so sánh với bản thân mình đầy khéo léo và tinh tế. Qua đó thấy được ý nghĩa sâu sắc mà bài thơ thể hiện.
Tóm tắt văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 6
Bài thơ được chia làm hai phần: Hai câu đầu là hình ảnh cánh đồng, hai câu cuối là hình ảnh cô gái thăm đồng. Người đọc không nên tách biệt hai đoạn thơ vì hình ảnh cô gái ra thăm đồng đã hòa quyện với vẻ đẹp của cánh đồng, từ ngữ “bát ngát mênh mông” cũng được đảo lại và trước đó cô gái đã miêu tả chỗ đứng, cách quan sát cánh đồng của mình. Bài thơ là sự hòa quyện tổng thể.
Tóm tắt Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 7
Bài ca dao đứng “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát” có hai cái đẹp. Cái đẹp của cánh đồng và cái đẹp của cô gái. Cả hai cái đẹp đều được miêu tả rất hay. Khi phân tích bài ca dao, nhiều người chia làm hai phần. Phần trên là hình ảnh cánh đồng, phần dưới là hình ảnh cô gái thăm cánh đồng. Thực ra, ngay từ đầu hình ảnh của cô cái đã xuất hiện hết sức rõ nét và tràn đầy sức sống. H ai câu thơ đầu không có chủ ngữ, cảm giác mênh mông, bát ngát của cánh đồng đã lan truyền sang ta một cách tự nhiên. Ở hai câu thơ cuối, cô gái tập trung ngắm nhìn, đặc tả riêng “chẽn lúa đòng đòng” và liên hệ với bản thân mình. Hình ảnh chẽn lúa tượng trưng cho cô gái đến tuổi dậy thì, căng tràn sức sống. Bài ca dao là một bức tranh đẹp và giàu ý tưởng.
Tóm tắt văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 8
Vẻ đẹp của bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát” là ở cánh đồng và cô gái. Đa số khi phân tích bài ca dao, nhiều người chia làm hai phần. Hai câu đầu là hình ảnh cánh đồng, hai câu sau là hình ảnh cô gái thăm cánh đồng. Nhưng thực ra, ngay từ đầu hình ảnh của cô cái đã xuất hiện rất rõ nét. Ở hai câu đầu không có chủ ngữ gợi ra cảm giác mênh mông, bát ngát của cánh đồng đã lan truyền sang ta một cách tự nhiên. Hai câu sau, cô gái tập trung ngắm nhìn, đặc tả riêng “chẽn lúa đòng đòng” và liên hệ với bản thân mình. Bài ca dao là một bức tranh tuyệt đẹp.
Tóm tắt Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 9
Văn bản “Vẻ đẹp của một bài ca dao” đã phân tích vẻ đẹp của bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát”. Bài ca dao có hai vẻ đẹp là cái đẹp của cô gái và cái đẹp của cánh đồng. Khi phân tích bài ca dao, nhiều người thường chia làm hai phần: phần trên là vẻ đẹp của cánh đồng, phần dưới là vẻ đẹp của cô gái. Nhưng ở những câu mở đầu thì vẻ đẹp của cô gái đã được miêu tả khá rõ nét. Trong hai câu đầu không có chủ ngữ đã gợi ra một cảm giác mênh mông, bát ngát của cánh đồng. Hai câu sau, cô gái tập trung ngắm nhìn, đặc tả riêng “chẽn lúa đòng đòng” và liên hệ với bản thân mình. Bài ca dao là một bức tranh giàu ý tưởng.
Tóm tắt Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 10
"Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng" là một trong những bài ca dao, dân ca đặc sắc của văn học dân gian Việt Nam nói về vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Tác giả Hoàng Tiến Tựu đã có công trình nghiên cứu sâu sắc về bài thơ này. Theo tác giả, bài ca dao gây nên ấn tượng bởi hai cái đẹp: cái đẹp của cánh đồng và cái đẹp của cô gái thăm đồng. Tác giả đã khẳng định, bài ca dao có vẻ đẹp độc đáo mà không bị trùng lặp ở những bài ca dao khác. Nhiều ý kiến chia văn bản thành hai phần riêng biệt nhưng với tác giả, văn bản thống nhất làm một và đều hiện lên hình ảnh đẹp đẽ của con người. Hai câu đầu thể hiện cái nhìn khái quát về cảnh đẹp thiên nhiên, hai câu thơ cuối miêu tả cụ thể cảnh đẹp của thiên nhiên và con người. Có thể nói, đây là bài ca dao thể hiện bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý tưởng. Qua "Vẻ đẹp của một bài ca dao", tác giả Hoàng Tiến Tựu đã nêu lên ý kiến của mình về vẻ đẹp của như bố cục của một bài ca dao. Qua đó thể hiện khả năng lập luận xuất sắc của tác giả.
Tóm tắt văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 11
Bài viết giới thiệu vẻ đẹp của bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng… Bài ca dao có hai cái đẹp. Cái đẹp thứ nhất là vẻ đẹp cánh đồng qua hai dòng thơ đầu. Cái đẹp thứ hai à vẻ đẹp cô gái thăm đồng qua hai dòng thơ cuối. Giá trị nhất của bài ca dao là cô gái đã xuất hiện ở cánh đồng ngay từ đầu, quan sát rõ nét, sống động. Về cuối cô hiện lên đầy sức sống như chẽn lúa đòng đòng.
Tóm tắt Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 12
Qua văn bản “Vẻ đẹp của một bài ca dao”, Hoàng Tiến Tựu đã nêu lên ý kiến của mình về vẻ đẹp của bài ca dao: “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng” gồm 2 cái đẹp được miêu tả rất hay là cái đẹp của cánh đồng và cái đẹp của cô gái thăm đồng. Bên cạnh đó là sự độc đáo trong bố cục của bài ca dao. Hai phần cuối của bài viết, tác giả tập trung làm rõ vẻ đẹp hai câu đầu và hai câu cuối bài ca dao bằng việc phân tích các từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu. Tất cả đã cho thấy bài ca dao là bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý tưởng.
Tóm tắt văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 13
Văn bản là sự cảm nhận mới của tác giả về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát. Theo tác giả cảm nhận hình ảnh cô gái không chỉ xuất hiện trong hai câu thơ cuối mà hình ảnh cô gái xuất hiện trong cả bài thơ. Trong hai câu thơ đầu hình ảnh cô gái đang ngắm cánh đồng thể hiện sự năng nổ, tích cực của người con gái muốn ngắm cánh đồng từ nhiều phía để thâu tóm, nắm bắt. Hai câu thơ sau cô gái tập trung miêu tả chẽn lúa đòng đòng và liên hệ so sánh với bản thân mình rất hồn nhiên và đầy sinh động. Qua đó thấy được giá trị của bài ca dao, là một bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý tưởng.
-/-
Hy vọng với những mẫu "Tóm tắt Vẻ đẹp của một bài ca dao" mà Đọc tài liệu tổng hợp, gửi tới các em trên đây cùng trọn bộ văn mẫu lớp 6 sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt Ngữ Văn 6!