Đề bài: Tóm tắt truyện (đoạn trích) "Bắt sấu rừng U Minh Hạ" của nhà văn Sơn Nam.
Bài làm:
Văn mẫu ngắn gọn nhất tóm tắt truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ
Ông Năm Hên là người chuyên bắt sấu ở Kiên Giang đã chủ động tìm đến ngọn rạch Cái Tàu.
Ông là người nông dân nghèo. Bài hát gọi hồn của ông nghe thật ảo não, rùng rợn. Đó là gọi những cô hồn. Họ chẳng được ai cúng bái vì không biết bị chết ngày nào. Những con người xấu số, thiệt phận ấy chỉ vì miếng cơm, manh áo mà phải lìa bỏ gia đình, người thân “Xa cây, xa cối, xa cội, xa cành“.
Bài hát thể hiện nỗi lòng thương tiếc của người sống với những người xấu số thiệt phận, thể hiện tình cảm của người nông dân. Bài hát ấy cũng thể hiện ông Năm Hên là người có cái khác thường.
Ông nhận mình là người bắt sấu trên khô, không cần lưỡi như người đi câu cá sấu. Mà lại bắt bằng tay không “và sấu ở ao giữa rừng tôi bắt nhiều lần rồi“. Ông còn giảng giải cho người ta biết, theo như người khác thì người ta nói đó là bùa phép để kiếm tiền. Nghề bắt sấu có thể làm giàu được, ngặt tôi không mang thứ phú quý đó“.
Ông chỉ cần người dẫn đường còn tự mình dùng mưu để bắt cá sấu. Ao cá sấu ở rạch do ông Năm Hên và Tư Hoạch đào cho cạn dần nước ở trong ao. Đốt lửa cho bén xuống lau sậy loại to trong ao. Nước cạn. Cá sấu bị nóng theo rạch đào sẵn lên rừng. Khi sấu há miệng đớp mồi, bị ông Năm Hên đút vào miệng sấy khúc mướp làm dính chặt hai hàm răng. Cắt cái gân đuôi làm đuôi sấu bị tê liệt. Lấy dây thừng trói hai chân sau quặt về phía sau. Còn chân trước để sấu tự bơi theo thuyền.
Ông Năm Hên có mưu mẹo thật tài ba: Đúng là tay không mà bắt sấu. Điều đó cho thấy người nông dân ở xứ rừng sông nước Cà Mau rất hiểu biết thiên nhiên, dẫu có phải đối mặt với hiểm nguy vẫn sáng tạo mọi cách để vượt qua và chiến thắng. Chuyện bắt sấu có thể hư cấu đôi phần nhưng trong cuộc sống phải có những người tài giỏi như ông Năm Hên. Đó là những người nông dân sống chất phác, thuần hậu, ngay thẳng, không lợi dụng để kiếm tiền, lừa người khác.
Ông Năm Hên bắt cá sấu như loại trừ một thảm họa của thiên nhiên đối với con người. Ở đời thấy thảm họa mà tìm cách chạy trốn thì dù có chạy đến cùng trời cuối đất, thảm họa vẫn cứ đến. Phải tìm mọi cách trừ thảm họa ấy. Ông Năm Hên đã từng mất một người anh ruột, cũng như chứng kiến bao con người vì kế sinh nhai hằng ngày, khai khẩn đất hoang ở xứ U Minh Cà Mau này mà bị lìa bỏ người thân vì bị cá sấu ăn thịt.
Một số bài văn hay tóm tắt nội dung truyện ngắn
Bài số 1:
Một hôm có người đàn ông ở Khánh Lâm chạy về báo tin lạ và dữ là tại ngọn rạch Cái Tàu có một cái ao sấu: sấu nhiều như trái mù u chín rụng.
Tiếng đồn đại lan truyền khắp vùng. Chỉ mấy hôm sau có một ông già đến Khánh Lâm bằng chiếc xuồng ba lá nhỏ, trong xuồng chỉ có một lọn nhang trần và một hũ rượu.
Chiếc xuồng cứ bơi lên bơi xuống dọc theo con sông, từ sáng sớm tới chiều. Ông lão cất tiếng hát não nùng: "Hồn ở đâu đây? – Hồn ơi! Hồn hỡi! – Xa cây xa cối – Xa cội xa nhành – Đầu bãi cuối gành – Hùm tha, sâu bắt,...". Bà con rước ông lên bờ. Đó là ông Năm Hên, thợ già chuyên bắt sấu ở Kiên Giang đạo. Ông không câu sấu mà bắt sấu trên khô, bắt sấu bằng hai tay không. Ông bắt sấu là để trả thù cho người anh đã bị sấu bắt ở Ngã Ba Đình. Ông không lừa gạt ai để xin tiền bạc cơm gạo, ông không màng phú quới.
Hôm sau, Tư Hoạch dẫn đường ông Năm Hên lên tận ngọn rạch Cái Tàu, tìm đến tận ao sấu ở giữa rừng. Trên một cái ao rộng độ một công đất um tùm lau sậy, dây cóc kèn, sấu già, sấu chúa, sấu nằm, sấu bò,... có con to như chiếc xuồng lường, có con ngỏng mỏ lên trời như họng súng thần công, đại bác, có con trợn mắt bò tới bò lui,...
Ông Năm Hên đi vòng quanh ao sấu dòm địa thế một lúc rồi ngồi xuống uống rượu ung dung. Nhờ Tư Hoạch bứt cho một nắm dây cóc kèn để chuẩn bị trói sấu; còn ông tự tay đào một đường nhỏ để dẫn sấu bò lên. Ông chặt mốp thành từng khúc để chuẩn bị đút vào mõm sấu. Xong đâu đấy, ông đốt lửa hun khói đổ lùa bầy sấu trong ao bò lên. Sấu hung hãng đòi táp liền bị ông đút móp vào mõm, dùng mác cắt gân đuôi, lấy dây cóc kèn trói sấu. Bắt hết con này đến con khác, có cả sấu chúa mang đốm đỏ giữa tam tinh, đã từng nhiều phen "kịch chiến" với loài người.
Quá ngọ, bà con Khánh Lâm từ xa nhìn lên chỉ thấy một làn khói đen bốc lên ở ngọn Cái Tàu, nhưng chỉ một chập sau thì thấy khói lụn xuống. Trời vừa xế, Tư Hoạch ngồi trên xuồng kéo theo một đàn sấu 45 con "con này buộc nối đuôi con kia, đen ngòm như một khúc cây khô". Ông Năm Hên ngồi trên chiếc xuồng ba lá, áo rách vai, tóc rối nùi, mắt đỏ ngầu, bó nhang cháy đỏ quơ qua quơ lại trên tay, cất tiếng gọi hồn ai oán: "Hồn ở đâu đây?- Hồn ơi! Hồn hỡi! - Xa cây xa cối - Xa cội xa nhành - Đầu bãi cuối gành - Hùm tha, sấu bắt,...". Bà con làng Khánh Lâm kéo ra đứng chật bên bờ sông để nhìn ông Năm Hên và bầy sấu...
Bài số 2:
Truyện kể về tài bắt sấu của ông Năm Hên, người thợ già chuyên bắt sấu ở Kiên Giang. Nghe tin ngọn rạch Cái Tàu có cái ao sấu "nhiều như trái mù u chín rụng", ông Năm Hên tìm đến để bắt sấu cho dân làng ở đó. Và ông đã bắt sấu bằng… tay không! Chỉ cần một người dẫn đường đến cái ao cá sấu. Trên xuồng đi bắt cá sấu cũng chỉ có một lọn nhang trần và một hũ rượu. Vậy mà, chỉ một giờ đồng hồ sau, Tư Hoạch (người dẫn đường) đã bơi xuồng về như dạo mát, kéo theo sau chiếc bè quái dị được kết bằng 45 con cá sấu còn sống nhăn, con này buộc nối đuôi con kia, đen ngòm như một khúc cây khô dài. Bà con chưa hết ngạc nhiên, khâm phục thì ở mé rừng, ông Năm Hên đã xuất hiện như tướng ông thầy pháp, "áo rách vai, tóc rối nùi, mắt đỏ ngầu, bó nhang cháy đỏ quơ qua, quơ lại trên tay". Có một vẻ gì như thần bí, nhưng thực chất đây cũng là một "nghệ sĩ tay không bắt sấu" ở rừng U Minh Hạ.