Tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu - một câu chuyện về sự oan trái, tình người và sự cứu rỗi, một cô gái giả trai vào chùa, nuôi con cho người khác và chịu đựng bao oan nghiệt. Đằng sau câu chuyện về Thị Kính là những bài học sâu sắc về lòng nhân hậu, sự vị tha và sự bất công trong xã hội.
Văn bản Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu
- Thể loại: Truyện thơ.
- Xuất xứ: Trích từ câu 585 - 692 của tác phẩm Quan Âm Thị Kính, NXB Khoa học Xã hội năm 2000.
- Nội dung chính: Thị Mầu mang thai, bị làng bắt phạt nên khai liều là của Kính Tâm. Sau khi sinh con, Thị Mầu đã mang tới chùa đổ vạ. Suốt 3 năm trời ròng rã xin sữa nuôi con, cuối cùng Thị Kính thân tàn lực kiệt, viết thư để lại cho cha mẹ rồi chết đi. Cuối cùng mọi người mới biết Kính Tâm là nữ, bèn lập đàn giải oan cho nàng.
- Thông điệp: Ở hiền gặp lành, phẩm chất bao dung, vị tha, nhân hậu.
- Đặc sắc nghệ thuật:
+ Xây dựng nhân vật theo hai tuyến rõ ràng là chính diện và phản diện.
+ Ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày, có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình, mang âm hưởng các làn điệu dân ca Việt Nam.
+ Ngôi kể là ngôi thứ ba: gọi tên nhân vật theo nhận xét của mình và kể sao cho sự việc diễn ra theo trình tự.
Một số mẫu bài tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu ngắn gọn nhất
Tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu mẫu số 1
Thị Kính, một cô gái hiền lành, chất phác, kết hôn với Thiện Sĩ - con trai một gia đình giàu có. Do một hiểu lầm, Thị Kính bị oan ức và phải trốn vào chùa Vân Tự, đổi tên thành Kính Tâm. Trong khi đó, Thị Mầu, một cô gái giàu có nhưng lại có tính tình lẳng lơ, đã có con với người ở trong nhà nhưng khi bị làng bắt phạt thì lại đổ vạ cho Kính Tâm. Thị Mầu đem con bỏ lại chùa cho Kính Tâm nuôi dưỡng. Suốt ba năm trời, Kính Tâm đã một mình chăm sóc đứa trẻ, ngày ngày đi xin sữa để nuôi con. Cuối cùng, vì quá sức, Kính Tâm đã qua đời. Trước khi mất, nàng đã để lại một bức thư bày tỏ nỗi oan khuất của mình. Nhờ bức thư này, mọi người mới biết được sự thật và đã lập đàn giải oan cho Kính Tâm.
Tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu mẫu số 2
Thị Kính, một cô gái hiền lành chất phác, đã phải chịu đựng nỗi oan khiên tột cùng khi bị chồng và gia đình chồng vu oan, buộc phải lên chùa tu hành. Thị Mầu, con gái một nhà giàu trong làng, mang thai với người ở nhưng lại đổ oan cho Thị Kính. Suốt ba năm trời, Thị Kính đã âm thầm nuôi nấng đứa trẻ với tấm lòng nhân hậu. Cuối cùng sức cùng lực kiệt, nàng qua đời trong sự oan ức, để lại cho đời một bài học sâu sắc về lòng tốt và sự bất công. Câu chuyện kết thúc bằng việc mọi người lập đàn giải oan cho Thị Kính, tôn vinh tấm lòng nhân hậu và sự hy sinh cao cả của nàng.
Tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu mẫu số 3
Thị Kính là người con gái nết na, xinh đẹp nhà Mãng Ông được gả cho Thiện Sĩ, học trò dòng dõi thi thư. Trong một đêm Thị Kính đang vá áo nhìn chồng ngủ thấy sợi dâu mọc ngược, sẵn con dao nàng định xén đi thì Thiện Sĩ tỉnh giấc gạt tay vợ và la toáng lên. Mẹ chồng vào nghe lời kể nghi oan cho Thị Kính âm mưu giết chồng thì mắng chửi và đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ. Thị Kính giả nam, xin vào chùa tu được đặt là Kính Tâm. Bấy giờ trong làng có cô Thị Mầu nổi tiếng lẳng lơ dụ dỗ Kính Tâm không được thì dan díu với anh điền trong nhà. Thị Mầu mang thai, bị làng bắt phạt nên khai liều là của Kính Tâm. Thị Mầu sinh con mang tới chùa đổ vạ, Thị Kính suốt 3 năm trời ròng rã xin sữa nuôi con, cuối cùng thân tàn lực kiệt, viết thư để lại cho cha mẹ rồi chết đi. Cuối cùng mọi người mới biết Kính Tâm là nữ, bèn lập đàn giải oan cho nàng. Nàng hóa thành Phật bà Quan âm Thị Kính.
Tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu mẫu số 4
Thiện Sĩ, con Sùng ông, Sùng bà, kết duyên cùng Thị Kính, con gái Mãng ông, một nông dân nghèo. Một hôm, vợ ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh. Thấy chồng có sợi râu mọc ngược, Thị Kính cầm dao khâu toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình, bất giác hô hoán lên. Cha mẹ chồng đổ riệt cho Thị Kính có ý giết Thiện Sĩ, đuổi Thị Kính về nhà bố đẻ. Bị oan ức nhưng không biết kêu vào đâu, Thị Kính giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, lấy pháp hiệu là Kính Tâm. Thị Mầu, con gái phú ông, vốn tính lẳng lơ, say mê Kính Tâm. Ve vãn Kính Tâm không được, Thị Mầu về nhà đùa ghẹo, ăn nằm với anh Nô là người ở, rồi có thai. Làng bắt vạ. Bí thế, Thị Mầu khai cho Kính tâm. Kính Tâm chịu oan, bị đuổi ra tam quan (cổng chùa). Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm. Trải ba năm, Kính Tâm đi xin sữa từng ngày nuôi con của Thị Mầu. Khi sức càn lực kiệt, Kính Tâm viết thư để lại cho cha mẹ. Bấy giờ mọi người mới rõ Kính Tâm là con gái và hiểu rõ được tấm lòng từ bi, nhẫn nhục của nàng.
Tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu mẫu số 5
Thiện Sĩ, con của Sùng Ông, Sùng Bà, kết duyên cùng Thị Kính - con gái Mãng Ông. Một đêm nọ khi Thị Kính đang ngồi khâu còn chồng đang đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh, thì bỗng dưng nàng nhìn thấy chồng có sợi râu mọc ngược nên cầm dao toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình sợ hãi hét toáng lên thì bố mẹ chồng chạy vào vu oan cho Thị Kính có ý định giết chồng và đuổi Thị Kính về nhà bố đẻ. Từ đó, Thị Kính giả nam lên chùa Vân Tự được thầy đặt tên là Kính Tâm. Thị Mầu có con với người ở nhà phú ông nhưng đã đổ cho là con của Thị Kính, rồi đem con bỏ cho Thị Kính. Tiểu Kính hằng ngày đi xin sữa để nuôi con của Thị Mầu. Sau ba năm, Tiểu Kính để lại thư kể rõ sự tình rồi mất. Sư cụ cùng mọi người lập đàn giải oan cho Kính Tâm để nàng được siêu thoát.
Tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu mẫu số 6
Thị Kính là một cô gái xinh đẹp, xuất thân trong gia đình nghèo khó và chỉ biết nhún nhường sống trong nhà chồng Thiện Sỹ - con của phú ông. Vì hiểu nhầm không đáng có mà Thị Kính định quyên sinh, nhưng nghĩ cha mẹ ở nhà không ai chăm sóc, Thị Kính quyết cạo đầu đi tu, giải làm chú tiểu, đổi tên thành Kính Tâm. Bấy giờ trong làng có nàng Thị Mầu lẳng lơ đem lòng mến chú tiểu Kính Tâm nhưng nhận lại được sự thờ ơ nên nàng ta đem lòng sinh ghét. Vì bản tính phóng khoáng quá mức, ngàn ta lỡ có chửa với đầy tớ, vì nỗi bực trong lòng, nàng bèn đổ vỏ cho Kính Tâm. Đường đường là nhà sư trân chính, nhận đứa trẻ nuôi nấng thì chẳng rằng là thú nhận nôi oan ức này, nhưng bỏ rơi một sinh mệnh cũng “chẳng đành”, nên Kính Tâm nhận về nuôi dưỡng mặc cho lời đàm tiếu, dị nghị thì “phúc vẫn là làm phúc”. Quả thật quá đỗi xót thương cho phận người con gái đã bị dồn nén đến đường cùng nhưng vẫn chọn hi sinh vì người khác. Chính tấm lòng từ bi đó đã cảm hóa được người thầy của Kính Tâm. Kinh Tâm hết mực yêu thương con đứa con “khác máu” đó như “giọt máu tình thâm”. Chịu cảnh “mẹ vò nuôi con nhện” nhưng Kính Tâm vẫn cầu mong cho con lớn lên được trưởng thành, cơ đồ sáng lạng. Qua đoạn trích, ta thấy được giá trị nhân đạo sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm rằng dù có là ai, có khốn khó đến nhường nào, thì cái tấm lòng từ bi sẽ quật ngã được cảnh ngộ đó.
Tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu mẫu số 7
Thị Kính là một cô gái hiền lành, chất phác. Vì một hiểu lầm đáng tiếc, nàng bị chồng và gia đình chồng vu oan nên đã phải trốn vào chùa, giả làm nam nhi để tránh tai tiếng. Trong khi đó, Thị Mầu, con gái một nhà giàu, lại mang thai với người làm trong nhà. Để che giấu chuyện này, nàng đã đổ oan cho Thị Kính và đem con đến chùa nhờ Thị Kính nuôi nấng. Suốt ba năm trời, Thị Kính đã hết lòng chăm sóc đứa trẻ, bất chấp những khó khăn và sự oan ức. Nàng đã dành tất cả tình yêu thương của mình cho đứa bé, không hề oán trách. Tuy nhiên, vì kiệt sức và bệnh tật, cuối cùng Thị Kính cũng qua đời. Trước khi nhắm mắt, nàng đã viết một bức thư để lại, bày tỏ sự thật và mong muốn được giải oan. Khi mọi người đọc được bức thư của Thị Kính, họ mới hiểu ra sự thật và vô cùng thương xót cho số phận của nàng. Câu chuyện kết thúc bằng việc người làng lập đàn giải oan cho Thị Kính, tôn vinh tấm lòng nhân hậu và sự hy sinh cao cả của nàng.
-/-
Trên đây là một số gợi ý và mẫu bài tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu do Đọc tài liệu tổng hợp và biên soạn, hi vọng đã phần nào giúp các em có thêm nguồn tài liệu tham khảo sử dụng cho bài tóm tắt của mình. Ngoài ra, để cải thiện và nâng cao kĩ năng viết văn, các em hãy tìm đọc thêm các bài Văn mẫu 11 khác do Đọc tài liệu biên soạn.