Tóm tắt Quang Trung đại phá quân Thanh

Xuất bản: 16/01/2024 - Tác giả:

Hướng dẫn tóm tắt văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh của Ngô gia văn phái ngắn gọn và chi tiết, TOP 7+ mẫu tóm tắt Quang Trung đại phá quân Thanh hay nhất dùng cho học sinh tham khảo

Hướng dẫn cách tóm tắt và tham khảo một số mẫu tóm tắt Quang Trung đại phá quân Thanh ngắn gọn nhất do Đọc tài liệu sưu tầm và tổng hợp. Hi vọng bài viết sẽ phần nào giúp các em có thêm nguồn tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình tìm hiểu và phân tích đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh.

Gợi ý tóm tắt văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh

Để tóm tắt nội dung văn bản một cách ngắn gọn nhất, cần bám sát các sự kiện chính sau đây:

- Tháng 11/1788: Quân Thanh sang xâm lược nước ta

- Ngày 25 tháng Chạp năm 1788, Bắc Bình Vương lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung.

- Tối 30 tháng Chạp lập tức lên đường, hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng.

- Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dậu 1789, vua Quang Trung tới làng Hà Hồi, lặng lẽ vây kín làng.

- Mờ sáng ngày mồng 5 tiến sát đền Ngọc Hồi.

=> Quân Thanh đại bại.

TOP 7+ mẫu tóm tắt Quang Trung đại phá quân Thanh ngắn gọn nhất

Tóm tắt Quang Trung đại phá quân Thanh bài số 1

Tôn Sĩ Nghị dẫn 20 vạn quân Thanh vào Thăng Long mà không mất một hòn tên mũi đạn nào nên rất kiêu căng. Tôn Sĩ Nghị hứa với Lê Chiêu Thống rằng sẽ diệt sạch đạo quân Tây Sơn. Nhưng Lê Chiêu Thống lại rất lo sợ trước đạo quân ấy, bèn cầu cứu nhà Thanh. Nghe tin đó, Nguyễn Huệ vô cùng tức giận, lập tức lên ngôi vua, lấy hiệu là Quang Trung sau đó đưa quân ra Nghệ An, mở cuộc duyệt binh lớn rồi tiến quân ra Bắc. Ngày 30 tháng Chạp, nghĩa quân hội tại Tam Điệp. Rạng sáng mùng 3 Tết chiếm được đồn Hà Hồi, tiếp tục tiến vào Ngọc Hồi. Vua Quang Trung nhìn ra nhân tài là Ngô Thì Nhậm, bèn giao cho nhiệm vụ hòa hiếu giữa hai nước cho ông. Tôn Sĩ Nghị cùng vua tôi nhà Lê vẫn mải mê ăn Tết mà không biết rằng nghĩa quân Tây Sơn đã đánh vào thành Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị khi ấy sợ mất mật, vua Lê cùng thái hậu sợ hãi bỏ trốn khỏi kinh thành.

Tóm tắt Quang Trung đại phá quân Thanh bài số 2

Đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh đã tái hiện vô cùng chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ cùng chiến công thần tốc đại phá quân Thanh cũng như sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống. Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy đã chiếm được thành Thăng Long nên sinh ra kiêu căng, nhũng nhiễu dân chúng làm lòng dân oán hận. Về phía quân Tây Sơn, tin quân ta phải rút lui về Tam Điệp được cấp báo tới Phú Xuân. Được tin, Nguyễn Huệ tức giận, lập tức lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung đích thân xuất quân vào ngày 25 tháng Chạp năm 1788. Ngày 29, nghĩa quân đến Nghệ An, Quang Trung cho mở cuộc duyệt binh lớn rồi tuyển thêm quân. Ông truyền hịch tới binh sĩ và hạ quyết tâm đánh giặc. Ngày 30 Tết, Quang Trung cho quân ăn tết trước và hẹn ngày mồng 7 Tết mở tiệc mừng thắng lợi ở Thăng Long. Với sự chỉ huy tài giỏi của Quang Trung, quân Tây Sơn hành binh thần tốc, đánh đâu thắng đó. Mồng 3 Tết diệt đồn Hà Hồi. Trưa mồng 5, Quang Trung tiến quân giải phóng Thăng Long. Quân giặc thảm bại, Tôn Sĩ Nghị khiếp vía trốn về nước. Lũ quân tướng theo chủ tranh nhau vượt cầu sang sông, cầu gãy hàng ngàn tên giặc chết đuối. Lê Chiêu Thống sợ hãi đưa thái hậu cùng tùy tùng bỏ trốn cướp cả thuyền của dân, đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị, cùng nhau “oán giận chảy nước mắt”, than thở và thê thảm.

Tóm tắt Quang Trung đại phá quân Thanh bài số 3

Lê Chiêu Thống sợ uy danh của quân Tây Sơn, sang cầu cứu nhà Thanh. Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu kéo quân vào Thăng Long. Ngô Văn Sở, tướng của Tây Sơn cho quân lui về núi Tam Điệp để bảo tồn lực lượng và cho quân cấp báo với Nguyễn Huệ. Thuận theo lòng tướng sĩ Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung sau đó tiến quân ra Nghệ An. Ở Nghệ An, nhà vua lấy thêm quân mở cuộc duyệt binh lớn, huấn dụ quân sĩ ai nấy đều đồng sức đồng lòng rồi tiến quân ra Bắc. Đến núi Tam Điệp gặp hai tướng Lân, Sở, Ngô Thời Nhiệm bàn kế hoạch sau khi đánh xong quân Thanh, mở tiệc khao quân. Hẹn với tướng sĩ tối 30 lên đường, ngày 7 Tết tới Thăng Long. Giặc trấn thủ ở đó chưa đánh đã tan vỡ. Toán quân do thám bị bắt sống hết. Nửa đêm ngày mồng 3 Kỉ Dậu bắt đầu tấn công đồn Hạ Hồi quân giặc sợ hãi xin hàng. Sau đó tiếp tục dang thành chữ nhất tiến công đồn Ngọc Hồi, quân Thanh chống không nổi bỏ chạy tán loạn, rơi vào kế nghi binh của Tây Sơn, bị dồn xuống đầm vực, bị vùi giày đạp chết hàng vạn người. Giữa trưa hôm ấy quân Tây Sơn kéo vào Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị nghe tin sợ hãi không kịp mặc áo giáp chạy trốn. Vua Lê Chiêu Thống đem hoàng thân quốc thích rời bỏ kinh thành chạy theo quân Thanh đại bại.

Tóm tắt Quang Trung đại phá quân Thanh bài số 4

Vua Lê Chiêu Thống “cõng rắn cắn gà nhà”, cho mời tướng giặc Tôn Sĩ Nghị đến nước ta. Nghe tin quân Thanh chiếm thành Thăng Long, người anh hùng Nguyễn Huệ đã tế cáo trời đất, lên ngôi vua, lấy hiệu là Quang Trung, lập tức cầm quân đánh giặc. Ngày 25 tháng Chạp xuất quân, ngày 30 đến chân núi Tam Điệp. Tại đây, nhà vua mở tiệc khao quân, hẹn ngày mùng 7 sẽ đến Thăng Long. Dưới sự chỉ huy của Quang Trung, nghĩa quân Tây Sơn đánh đâu thắng đó. Mồng 3 đánh đồn Hà Hồi, mồng 5 đánh đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh giày xéo lên nhau mà chạy, tướng giặc sợ hãi phải thắt cổ tự tử. Trong lúc đó, ở kinh thành Thăng Long, Lê Chiêu Thống và Tôn Sĩ Nghị không hay biết gì. Quân Tây Sơn tiến đánh bất ngờ với sức mạnh như vũ bão, quân giặc không kịp trở tay. Tây Sơn đại thắng còn bè lũ bán nước, cướp nước thì thua trận, chạy trốn.

Tóm tắt Quang Trung đại phá quân Thanh bài số 5

Trích đoạn “Quang Trung đại phá quân Thanh”  tái hiện lại một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam: dưới sự chỉ huy của người anh hùng Quang Trung- Nguyễn Huệ, cuộc tiến công của toàn quân được diễn ra một cách nhanh chóng, làm cho địch trở tay không kịp và cuối cùng đã khiến cho chúng nhận về thất bại thảm hại ê chề. Vua Quang Trung, một vị mua với đầu tính cách cương quyết, mạnh mẽ mỗi lần hành động. Khi nhận được tin báo rằng giặc đã kéo đến tận thành Thăng Long ông đã rất tức giận trước hành động to gan đó của giặc, ngay lập tức đã triệu tập các tướng sĩ, vì quá nóng nảy nên định "định thân chinh cầm quân đi ngay". Nhưng may thay có các tướng sĩ bên cạnh đã khuyên can, sau khi lấy lại bình tĩnh Quang Trùng cùng các đại thần họp bàn kế sách chiến đấu. Và chỉ chưa đầy một tháng, Quang Trung đã làm nên bao việc trọng đại khiến cho ai nấy đều phải khâm phục: "Tế cáo trời đất", "lên ngôi hoàng đế", "đốc suất đại binh'' ra Bắc để gặp gỡ "người cống sĩ ở huyện La Sơn", cho mở các cuộc tuyển mộ binh lính, tổ chức các cuộc duyệt binh lớn, chiêu mộ nhân tài, phủ dụ tướng sĩ, lên chiến lược về các kế hoạch hành quân để đánh giặc đồng thời đối phó với nhà Thanh sau khi đã giành được chiến thắng. Qua đây có thể thấy Quang Trung- một con người làm việc liên tục không ngừng nghỉ, là người nhìn xa trông rộng, tính cách xông xáo, biết nắm bắt thời cơ quan trọng, xứng đáng là một chủ tướng lãnh đạo hàng vạn quân dân.

Tóm tắt Quang Trung đại phá quân Thanh bài số 6

Tháng 11 năm 1788, quân Thanh kéo vào Thăng Long. Đến ngày 25 tháng Chạp năm 1788 thì Bắc Bình Vương lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung và trực tiếp chỉ huy quân tiến ra Bắc. Dọc suốt chặng đường tiến đánh thì vua Quang Trung cùng các quần thần cho tuyển thêm binh lính mở cuộc duyệt binh lớn chia thành các nhà để tiến ra Bắc.

Ngày 30, quân của Quang Trung ra đến Tam Điệp, hội cùng Sở và Lân. Quang Trung khẳng định: “Chẳng quá mười ngày có thể đuổi được người Thanh“. Cũng trong ngày 30, giặc giã chưa yên, binh đao hãy còn mà ông đã nghĩ đến kế sách xây dựng đất nước mười năm sau chiến tranh. Ông còn mở tiệc khao quân, ngầm hẹn mùng 7 sẽ có mặt ở thành Thăng Long mở tiệc lớn. Ngay đêm đó, nghĩa quân lại tiếp tục lên đường. Khi quân Tây Sơn ra đến sông Thanh Quyết gặp đám do thám của quân Thanh, Quang Trung ra lệnh bắt hết không để sót một tên.

Rạng sáng ngày mùng 3 Tết năm Kỷ Dậu tức là năm 1789 thì bao vây đồn Hà Hồi giặc đầu hàng và đến ngày mùng 5 Tết thì tiến công ra đồn Ngọc Hồi thái thú Điền châu Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. Trưa mùng 5 Tết, Quang Trung chỉ huy đầu đoàn quân thắng trận tiến vào Thăng Long. Đám tàn quân của giặc chạy về phía đê Yên Duyên gặp phục binh của ta, trốn theo đường Vịnh Kiều lại bị quân voi ở Đại Áng dồn xuống đầm Mực giày xéo, hơn vạn tên bị xóa sổ. Một số chạy lên cầu phao, cầu phao đứt, xác người ngựa chết làm tắc cả khúc sông Nhị Hà. Hay tin quân Tây Sơn tấn công vào mùng 4 Tết, Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống đã hốt hoảng tháo chạy biên giới phía bắc. Khi gặp lại nhau, Nghị có vẻ xấu hổ nhưng vẫn huênh hoang. Cả hai thu nhặt tàn quân, kéo về đất Bắc.

Tóm tắt Quang Trung đại phá quân Thanh mẫu số 7

Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế tiến quân ra Bắc dừng lại để tuyển quân ở Nghệ An, Thanh Hóa sau đó kéo quân ra Tam Điệp. Từ Tam Điệp nghĩa quân chia làm 5 đạo: Đạo chủ lực kéo đến Thăng Long. Đạo 2, 3 tiến đến Tây Nam Thăng Long yểm trợ cho đạo chủ lực. Đạo 4 tiến đến Hải Dương. Đạo 5 kéo xuống Lạng Giang chặn đường rút lui của quân giặc. Đêm 30 Tết ta đánh đồn tiền tiêu. Đêm mùng 3 Tết ta đánh đồn Hà Hồi, địch đầu hàng. Sáng mùng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, quân giặc đại bại, Đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa, Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị mất vía chạy về Xiêm. Trưa mùng 5 Tết ta tiến về giải phóng Thăng Long trước sự reo hò của nhân dân.

-/-

Các em vừa tham khảo một số mẫu bài tóm tắt Quang Trung đại phá quân Thanh của tác giả Ngô gia văn phái thuộc nội dung chương trình Văn mẫu lớp 8 do Doctailieu tổng hợp và biên soạn chi tiết. Hi vọng bài viết sẽ giúp các em có thêm nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để có một bài tóm tắt hay và đủ ý. Chúc các em học tốt!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM