Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật Thần trụ trời

Xuất bản: 17/08/2022 - Tác giả:

Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật Thần trụ trời. Từ đó hãy nhận xét về đặc điểm của nhân vật này. Câu 3 trang 14 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo

Cùng Đọc Tài Liệu tham khảo gợi ý một số cách trả lời câu 3 sau khi đọc và soạn bài Thần trụ trời trang 14 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo.

Câu 3 trang 14 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo

Chi tiết câu hỏi: Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật Thần trụ trời. Từ đó hãy nhận xét về đặc điểm của nhân vật này.

Gợi ý trả lời 1:

Quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật Thần trụ trời:

- Tự đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời.

- Thần hì hục đào, đắp, cột đá cao lên đẩy vòm trời lên mãi mây xanh.

- Khi trời cao và khô, thần phá cột, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi à tạo ra hòn núi, hòn đảo, gò, đống, những dải đồi cao là mặt đất ngày nay thường không bằng phẳng.

Nhận xét về đặc điểm của nhân vật Thần trụ trời:

- Có năng lực phi thường, ý chí.

- Mạnh mẽ và tài năng.

- Có công tạo ra đất trời.

Gợi ý trả lời 2:

Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật Thần trụ trời:

"Thần trụ trời xuất hiện khi trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm. Thần có dáng người khổng lồ và đôi chân có thể bước từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Trong đám hỗn độn đó, thần tự mình đào đất, đăp đá thành một cột trụ, đẩy vòm trời lên mãy phía mây xanh mù mịt. Từ đó trời đất phân đôi, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời"

=> Nhận xét: Có thể thấy thần Trụ trời là một vị thần vô cùng quyền năng, đã tạo nên cả trời và đất, khai sinh ra thế giới

Gợi ý trả lời 3:

- Quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ Trời:

Bỗng một ngày, thần Trụ Trời đứng dậy, ngẩng đầu đội trời lên, đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời.

Hễ cột được đắp cao lên chừng nào, thì trời như một tấm màn rộng mênh mông được nâng dần lên chừng ấy.

Thần hì hục vừa đào vừa đắp, chẳng bao lâu, cột cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên phía mây xanh mù mịt. Từ đó, trời đất mới phân đôi.

Khi trời cao và đã khô, thần phá cột đi, lấy đất đá ném lung tung khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi tạo thành một hòn núi hay một hòn đảo, đất tung tóe khắp nơi tạo thành gò, đống, dải đồi cao. Chỗ thần đào đất đắp cột tạo thành biển rộng.

=> Nhận xét về đặc điểm của nhân vật này: Thần Trụ Trời là người có sức mạnh phi thường, có công tạo ra trời và đất.

Các câu hỏi khác trong bài

Hướng dẫn soạn văn 10 Chân trời tại Doctailieu.com

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM