Tóm tắt những nội dung cần ghi nhớ trong bài học Những ngày đầu của nước việt nam mới chi tiết
1. Tác giả Võ Nguyên Giáp
- Sinh năm 1911 tại Lộc Thuỷ - Lệ Thuỷ - Quảng Bình.
- Là vị tướng tài ba của quân đội nhân dân Việt Nam, một trong những nhà lãnh đạo kiệt xuất của Cách mạng Việt Nam đã trực tiếp lãnh đạo quân đội Việt Nam tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
Võ Nguyên Giáp là uỷ viên Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1956 – 1980), Phó Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1978 – 1992).
2. Tác phẩm Những năm tháng không thể nào quên
Hoàn cảnh ra đời
- Năm 1970 - những năm tháng gay go của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Tác giả hồi tưởng lại và ghi chép lại những sự kiện lịch sử trọng yếu có tính chất bước ngoặt của Cách mạng Việt Nam từ những ngày đầu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến những ngày đầu năm 1970.
Nghệ thuật sử dụng trong Những năm tháng không thể nào quên
- Tác phẩm viết theo thể hồi kí mang tính chân thực, biểu cảm tác động mạnh đến tư tưởng tình cảm của người đọc.
Vị trí đoạn trích Những ngày đầu của nước Việt Nam mới
Nằm trong chương XII của tập hồi kí “Những năm tháng không thể nào quên” (do nhà văn Hữu Mai thể hiện, tên bài do người biên soạn đặt).
Bố cục: Chia làm 4 phần:
Phần 1: Từ đầu đến ập vào miền Bắc → Thời điểm để hồi tưởng lại những ngày đầu của nước Việt Nam mới và những cảm nghĩ của tác giả về đất nước, về phong trào cách mạng thế giới ở thời điểm đó.
Phần 2: Tiếp đó cho đến thêm trầm trọng → Những khó khăn của nước Việt Nam những ngày đầu thành lập.
Phần 3: Tiếp đó cho đến ba trăm bảy mươi kilo gam vàng → Những quyết sách của chính phủ nhằm đưa đất nước thoát khỏi khó khăn.
Phần 4: Còn lại → Hình ảnh của Bác Hồ.
Tóm tắt Những ngày đầu của nước việt nam mới chi tiết
Tác phẩm Những ngày đầu của nước việt nam mới chi tiết là những hồi tưởng lại những ngày đầu của nước Việt Nam mới và cái thời kì làm mưa làm gió của chủ nghĩa đế quốc đã qua khi mà phong trào cách mạng thế giới ở thời điểm đó đã gặt hái được thành công. Nhưng mà nước Việt Nam ta dường như mới sinh, vô vàn khó khăn mà chúng ta sẽ phải đối mặt trong những ngày đầu thành lập. Đặc biệt đó là về tình hình kinh tế và việc xâm lăng của thực dân Pháp đã khiến mọi việc càng trở lên trầm trọng hơn. Vì vậy mà những quyết sách của chính phủ nhằm đưa đất nước thoát khỏi khó khăn. Nước ta có Hiến pháp đầu tiên, chế độ giảm tô, làm việc trong 8 giờ, học chữ quốc ngữ... Và tất cả dường như luôn dõi theo Bác, người lấy dân làm gốc, người kêu goi: "Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, giệt giặc ngoạt xuân" để "mưu cầu hạnh phúc cho dân". Hạnh phúc mà người muốn đem đến cho dân là hạnh phúc trọn vẹn. Và người dân lúc bây giờ đã hiểu được: Nhà nước hôm nay đúng là Nhà nước của mình. Những gì mà hiện nay ta chưa làm được thì nhất định sẽ làm được trong tương lai. Và hình ảnh của Bác vẫn là tượng trưng cao đẹp nhất của dân, của nước, của cách mạng, của chính quyền mới, chế độ mới.