Tài liệu hướng dẫn giải toán lớp 3 trang 98 gồm hướng dẫn cách làm và lời giải chi tiết các bài tập 1, 2, 3 trang 98 SGK Toán 3 sẽ giúp phụ huynh có thể hỗ trợ các em học sinh ôn tập và làm bài tập về nhà tốt hơn.
Tham khảo ngay...
Kiến thức cần nhớ
Đoạn thẳng là gì?
Đoạn thẳng là một phần của đường thẳng mà bị giới hạn bởi hai đầu mút, và chứa quỹ tích của tất cả những điểm nằm giữa hai đầu mút.
- Đoạn thẳng được giới hạn bởi hau đầu (điểm) mút.
Ví dụ:
Đoạn thẳng \(AB\); đoạn thẳng \(CD\)
Đoạn thẳng \(MN\); Đoạn thẳng \(PQ\)
Đường thẳng là gì?
Đường thẳng là đường không được giới hạn bởi hai điểm mút.
Ví dụ: Đường thẳng \(MN\) và đường thẳng \(PQ\)
Điểm ở giữa là gì?
Điểm ở giữa là điểm nằm giữa hai điểm còn lại và ba điểm phải thẳng hàng ( hay nằm cùng trên một đường thẳng )
Ví dụ:
+ 3 điểm \(A, O, B\) thẳng hàng. Điểm \(O\) là điểm nằm giữa 2 điểm \(A\) và \(B\).
+ Điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(C\) và \(D\).
Trung điểm của đoạn thẳng là gì?
Trung điểm của đoạn thẳng là chưa đôi đoạn thẳng đó thành hai phần bằng nhau.
Ví dụ:
\(M\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB\). Độ dài đoạn thẳng \(AM\) bằng độ dài đoạn thẳng \(MB\).
Ta viết: \(AM = MB\)
\(M\) được gọi là trung điểm của đoạn thẳng \(AB\).
Hướng dẫn giải bài tập trang 98 SGK Toán 3
Bài 1 trang 98 SGK Toán 3
Đề bài
a) Ba điểm thẳng hàng là ba điểm nào?
b) \(M\) là điểm ở giữa hai điểm nào?
\(N\) là điểm nằm giữa hai điểm nào?
\(O\) là điểm nằm giữa hai điểm nào?
Giải
a) Trong hình vẽ trên có:
\(A, \, M , \, B\) là ba điểm thẳng hàng
\(M, \, O, \, N\) là ba điểm thẳng hàng
\(C, \, N, \, D\) là ba điểm thẳng hàng
b)
\(M\) là điểm ở giữa hai điểm \(A\) và \(B.\)
\(N\) là điểm nằm giữa hai điểm \(C\) và \(D.\)
\(O\) là điểm ở giữa hai điểm \(M\) và \(N\).
Bài 2 trang 98 SGK Toán 3
Đề bài
Câu nào đúng, câu nào sai?
a) \(O\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB\) | b) \(M\) là trung điểm của đoạn thẳng \(CD\) |
c) \(H\) là trung điểm của đoạn thẳng \(EG\) | d) \(M\) là điểm ở giữa hai điểm \(C\) và \(D\) |
e) \(H\) là điểm ở giữa hai điểm \(E\) và \(G\) |
Giải
Ta có \(O\) nằm giữa hai điểm \(A\) và \(B\); \(AO = OB = 2cm\) nên \(O\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB\)
Vì \(M\) không nằm giữa hai điểm \(C\) và \(D\) (do \(C, \, M, \, D\) không thẳng hàng) nên \(M\) không là trung điểm của đoạn thẳng \(CD\)
Điểm \(H\) nằm giữa hai điểm \(E\) và \(G\) nhưng \(EH = 2cm, \, HG = 3cm\) nên \(H\) không phải là trung điểm của đoạn thẳng \(EG\)
Do đó:
a) ĐÚNG | b) SAI |
c) SAI | d) SAI |
e) ĐÚNG |
Bài 3 trang 98 SGK Toán 3
Đề bài
Nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng \(BC, \, GE, \, AD, \, IK\)
Giải
\(I\) là trung điểm của đoạn thẳng \(BC\) (vì \(I\) nằm giữa \(B, \, C\) và \(IB = IC\))
\(K\) là trung điểm của đoạn thẳng \(GE\) (vì \(K\) nằm giữa \(G, \, E\) và \(KG = KE\))
\(O\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AD\) (vì \(O\) nằm giữa \(A, \, D\) và \(OA = OD\))
\(O\) là trung điểm của đoạn thẳng \(IK\) (vì \(O\) nằm giữa \(I, \, K\) và \(OI = OK\))
Nội dung trên đã giúp bạn nắm được cách làm và đáp án các bài tập trang 98 sgk toán 3. Mong rằng những bài hướng dẫn giải Toán 3 của ĐọcTàiLiệu sẽ là người đồng hành giúp các em học tập thêm hiệu quả và tư duy hơn sau khi học trong SGK.