Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện như thế nào

Xuất bản: 18/11/2022 - Tác giả:

Trả lời câu 4: Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện như thế nào ở những câu tục ngữ trên? Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trức của một câu tục ngữ có tác dụng gì? ... - trang 13 SGK Ngữ văn 7 tập 2 sách Kết nối tri thức

Cùng Đọc tài liệu gợi ý trả lời câu 4 trang 13 phần Sau khi đọc nội dung Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam, giúp các em soạn bài thật tốt trước khi tới lớp.

Câu 4 trang 13 SGK Ngữ văn 7 tập 2 KNTT

Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện như thế nào ở những câu tục ngữ trên? Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trức của một câu tục ngữ có tác dụng gì?

Trả lời

Cách 1

Tính cân đối được thể hiện ở: số tiếng bằng nhau, từ loại của từ ở từng vị trí giống nhau, thanh điệu đối chọi nhau (bằng – trắc), hình ảnh tương đồng hoặc tương phản nhau,…

Ví dụ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” có cấu trúc đối xứng, số lượng âm tiết 3/3, hài hòa về từ ngữ.

=> Tác dụng của vận dụng cấu trúc cân đối: Làm cho các câu tục ngữ hàm súc, chặt chẽ và giàu sức thuyết phục. Những bài học, những kinh nghiệm có sức nặng của chân lí. Mặt khác, cùng với nhịp và vần, tính cân đối góp phần làm cho tục ngữ trở nên hấp dẫn về nghệ thuật, dễ nhớ, dễ thuộc

Cách 2

Trong các câu tục ngữ trên, cấu trúc ngôn từ có sự cân đối.

Ví dụ: vế trước 4 chữ, vế sau cũng 4 chữ

Vế trước có 3 chữ, vế sau cũng có 3 chữ.

Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trúc của một câu tục ngữ khiến cho câu tục ngữ có nhịp điệu, dễ thuộc, dễ nhớ và dễ truyền tải thông điệp.

Cách 3

- Tính cân đối có khi giữa hai hoặc hơn hai vế trong một dòng, có khi giữa hai dòng của một câu tục ngữ.

- Tính cấn đối thể hiện ở: số tiếng bằng nhau, từ loại của từ ở từng vị trí giống nhau, thanh điệu đối chọi nhau (bằng - trắc), hình ảnh tương đồng hoặc tương phản nhau,... Ví dụ:

* Sự cân đối giữa hai vế trong một dòng:

+ Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.

+ Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.

+ Đói cho sạch, rách cho thơm.

+ Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang, mây kéo lên ngàn thì mưa như trút.

* Sự cân đối giữa bốn về trong một dòng: Nhất nước, nhà phân, tam cẩn, tứ giống. * Sự cân đối giữa hai dòng của một câu tục ngữ:

+ Đêm tháng Năm chưa nắm đã sáng

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

+ Kiến cánh vỡ tổ bay ra

Bão táp mưa sa gần tới.

→ Nhờ tính cân đối, tục ngữ có âm hưởng chắc nịch. Do đó, những bài học, những kinh nghiệm có sức nặng của chân lí. Mặt khác, cùng với nhịp và vần, tính cân đối góp phần làm cho tục ngữ trở nên hấp dẫn về nghệ thuật, dễ nhớ, dễ thuộc.

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi "Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện như thế nào ở những câu tục ngữ trên? Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trức của một câu tục ngữ có tác dụng gì?" do Đọc tài liệu biên soạn. Chúc các em soạn văn 7 Kết nối tri thức thật tốt trước khi tới lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM