Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh)
Đọc - hiểu Tếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
1. Hiện tượng học đòi Tây hóa
- Thích nói tiếng Tây dù chỉ "bập bẹ năm ba tiếng":
+ Coi việc sử dụng Pháp ngữ là một dấu hiệu của "giai cấp quý tộc".
+ Biểu trưng cho nền văn minh châu Âu.
- Cóp nhặt những cái tầm thường của phong hóa châu Âu mà được xem là đà tạo theo kiểu Tây phương.
- Bị Tây hóa nhưng lại cho đó là văn minh. Từ đó tác giả thể hiện thái độ phê phán.
2. Vai trò của tiếng mẹ đẻ đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc
a. "Tiếng nói là người bảo vệ quý giá nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị".
- Dùng tiếng nói để phổ biến tri thức.
- Vứt bỏ tiếng nói của mình đồng nghĩa với việc khước từ sự hi vọng giải phóng giống nòi.
=> Tiếng nói được bảo tồn và phát triển thì nó là nhịp cầu tri thức giúp tiếp xúc nền văn minh khoa học thế giới mở mang dân trí, ngược lại là để tuột khỏi tầm tay.
b. Tiếng Việt không nghèo nàn
- Ngôn ngữ thông dụng, phong phú:
+ Ngôn ngữ truyện Kiều (Nguyễn Du) giàu hay nghèo?
+ Ngôn ngữ của ta có thể dịch được những tác phẩm lớn của Trung Quốc tại sao không thể viết được những tác phẩm tương tự?
=> Nghệ thuật: Dùng câu nghi vấn nhằm khẳng định, nhấn mạnh vấn đề: nói rằng ngôn ngữ An Nam nghèo chỉ là biện minh của những người bất tài.
- Nguyên tắc khi sử dụng ngôn ngữ: điều gì suy nghĩ kĩ sẽ dễ dàng diễn đạt.
3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước ngoài với ngôn ngữ nước mình.
- Biết ngoại ngữ để học hỏi châu Âu, thu thập kiến thức và làm giàu cho ngôn ngữ nước mình khi đã giỏi tiếng nước mình.
- Sự cần thiết phải biết một ngôn ngữ nước ngoài không hoàn toàn kéo theo việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ.
=> Học và biết cách sử dụng tiếng nước ngoài còn có thể làm giàu cho tiếng nước mình.