Tiếng đế thể hiện quan điểm như thế nào về nhân vật Thị Mầu?

Xuất bản: 25/08/2022 - Cập nhật: 05/09/2022 - Tác giả:

Trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa, tiếng đế thể hiện quan điểm như thế nào về nhân vật Thị Mầu? Câu 4 trang 117 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo.

Cùng Đọc Tài Liệu tham khảo một số gợi ý trả lời câu 4 trang 117 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo, soạn bài Thị Mầu lên chùa phần sau khi đọc.

Câu 4 trang 117 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo

Chi tiết câu hỏi: Trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa, tiếng đế thể hiện quan điểm như thế nào về nhân vật Thị Mầu?

Gợi ý trả lời 1:

Trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa, tiếng đế đã thể hiện trực tiếp quan điểm về nhân vật Thị Mầu qua các câu từ:

- “Ai lại đi khen chú tiểu thế cô Mầu ơi!”

- “Mầu ơi nhà mày có mấy chị em? Có ai như mày không?”

- “Dơ lắm! Mầu ơi!”

- “Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!”

=> Qua cách gọi và cách dùng từ ngữ để nói về Thị Mầu, tiếng đế coi cô là một người phụ nữ không gia giáo, không biết lễ nghĩa, lẳng lơ. Có lẽ, tiếng đế có một cái nhìn khá tiêu cực về Thị Mầu.

=> Theo quan điểm cá nhân, nếu xét trong thời kì đó, em cũng đồng tình với quan điểm của tiếng đế vì những tính cách đó của Thị Mầu hoàn toàn không phù hợp với nét đẹp truyền thống của người phụ nữ thời đó.

Gợi ý trả lời 2:

Trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa, quan điểm về Thị Mầu của tiếng đế chính là: ''Dơ lắm! Mầu ơi!'', ''Sao lẳng lơ thế''. Tiếng đế coi Thị Mầu là một người phụ nữ không gia giáo, không chín chắn, lẳng lơ, dơ dáy. Có thể nói một cái nhìn không hề tốt đẹp về nhân vật này. Nếu xét theo quan điểm truyền thống trong đoạn trích thì đây là một quan điểm hợp lý vì tính cách, hành xử của Thị Mầu không hề phù hợp với nề nếp, gia giáo mà người phụ nữ truyền thống xưa phải có.

Các câu hỏi khác trong bài

Hướng dẫn soạn văn 10 Chân trời tại Doctailieu.com

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM