Thuyết minh về một vấn đề xã hội được tự chọn

Xuất bản: 19/03/2024 - Tác giả:

Hướng dẫn lập dàn ý và tham khảo TOP 9+ bài văn thuyết minh về một vấn đề xã hội được tự chọn (có thể dựa vào bài viết của mình về vấn đề này nếu đã có)

Hướng dẫn làm bài văn thuyết minh về một vấn đề xã hội được tự chọn, dàn ý chi tiết kèm theo những mẫu bài thuyết minh hay bàn về một vấn đề xã hội theo lựa chọn cá nhân.

Dàn ý thuyết minh về một vấn đề xã hội

Dàn ý chung

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề thuyết minh: tên vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề (cấp bách, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người và sự phát triển bền vững của xã hội...)

- Lý do chọn vấn đề này để thuyết minh.

2. Thân bài

a) Khái quát về vấn đề

- Đưa ra định nghĩa của vấn đề.

- Nêu các biểu hiện của vấn đề.

- Thực trạng vấn đề hiện nay

b) Nguyên nhân của vấn đề

- Phân tích các nguyên nhân dẫn đến vấn đề bao gồm cả các yếu tố khách quan và chủ quan.

- Sắp xếp các nguyên nhân theo thứ tự logic.

c) Hậu quả

- Phân tích các hậu quả của vấn đề.

- Nêu ảnh hưởng đến các khía cạnh: đời sống con người, môi trường, xã hội,...

- Sắp xếp các hậu quả theo thứ tự logic.

d) Giải pháp

- Đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề: giải pháp về mặt chính sách, pháp luật, giáo dục, tuyên truyền,...

- Sắp xếp các giải pháp theo thứ tự logic.

3. Kết bài

- Khẳng định lại tầm quan trọng của vấn đề.

- Kêu gọi trách nhiệm của mỗi cá nhân và cộng đồng cùng chung tay giải quyết vấn đề.

Dàn ý thuyết minh về vấn đề An toàn giao thông

1. Mở bài

- Giới thiệu về vấn đề an toàn giao thông

- Thực trạng tai nạn giao thông hiện nay: Số lượng tai nạn, thiệt hại về người và tài sản... tăng cao.

2. Thân bài

a) An toàn giao thông là gì?

An toàn giao thông là từ để chỉ những hành vi văn hóa của mọi người khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành tốt luật giao thông, có ý thức, cư xử phù hợp đối với các luật lệ về giao thông khi lưu thông.

b) Nguyên nhân của tình trạng mất an toàn giao thông

- Do ý thức của người tham gia giao thông: Không chấp hành luật giao thông, đi ngược chiều, phóng nhanh vượt ẩu,...

- Do hạ tầng giao thông: Đường sá xuống cấp, hệ thống biển báo thiếu đồng bộ.

- Do phương tiện giao thông: Cũ nát, không đảm bảo an toàn kỹ thuật.

c) Hậu quả

- Gây mất mát về người: tử vong, thương tật...

- Gây thiệt hại về tài sản: mất mát tài sản, chi phí y tế...

- Gây ảnh hưởng đến tâm lý xã hội: lo lắng, bất an...

d) Giải pháp

- Nâng cao ý thức của người tham gia giao thông: Tuyên truyền, giáo dục luật giao thông.

- Cải thiện hạ tầng giao thông: Nâng cấp đường sá, hoàn thiện hệ thống biển báo.

- Kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm luật giao thông.

3. Kết bài

- Khẳng định tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn giao thông.

- Kêu gọi mọi người chung tay xây dựng văn hóa giao thông an toàn.

* Ngoài vấn đề về an toàn giao thông, các em có thể tham khảo một số vấn đề xã hội khác để thuyết minh như:

  • Bảo vệ môi trường
  • Nạn tảo hôn
  • Bạo lực học đường
  • Ma túy
  • Game online
  • Sống ảo
  • Giáo dục...

TOP 9+ bài văn thuyết minh về một vấn đề xã hội được tự chọn

Thuyết minh về một vấn đề xã hội bài mẫu số 1

Giáo dục luôn là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu, từ xưa đến nay. Từ các triều đại phong kiến cho đến thời đại ngày nay, việc giáo dục con người luôn được coi là tiêu chí hàng đầu của sự phát triển đất nước và nó luôn gắn liền với việc học. Bởi vậy, lời khuyên của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi” vẫn còn nguyên giá trị ngay cả trong cuộc sống ngày nay. Hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về câu nói này của Lê-nin cũng như tầm quan trọng của việc học trong xã hội hiện nay.

Học ở đây có thể hiểu là sự tiếp thu kiến thức được truyền đạt lại từ các phương tiện khác nhau và thường nó được dùng để chỉ những kiến thức tốt đẹp, mang ý nghĩa nhân văn và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Chúng ta có thể học từ những bài học của thầy cô giảng trên lớp, từ bạn bè, những người đi trước rồi đến sách vở, báo chí, video… Kiến thức luôn hiện diện ở khắp mọi nơi và đòi hỏi chúng ta phải biết học tập một cách đúng cách và hiệu quả. “Học nữa, học mãi” ở đây có thể hiểu là việc học diễn ra lâu dài, kiên trì, bền bỉ hay nói cách khác là diễn ra suốt đời. Không chỉ những em nhỏ cần phải học mà ngay cả những người lớn tuổi, họ cũng hoàn toàn có thể học để mở rộng kiến thức của mình. Kiến thức luôn là một cái gì đó rộng mở và chúng ta phải chiếm lĩnh nó. Ẩn sâu trong đó là lời khuyên chân thành rằng chúng ta hãy luôn học hỏi, trau dồi bản thân mình để trở lên tốt đẹp hơn dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Vậy việc học như vậy sẽ đem lại cho chúng ta những lợi ích gì? Trước hết là đối với bản thân chúng ta. Như chúng ta đều biết, trình độ văn hóa luôn là thước đo để đánh giá phẩm chất của con người trong xã hội, hay như từ chúng ta thường thấy là “có học” và “không có học”. Có học ở đây là để chỉ những người học cao cấp đại học, có thể là thạc sĩ, tiến sĩ và đây được cho là phần tinh túy của xã hội. “Không có học” ở đây là để chỉ những người học thấp, hết chương hình Trung học cơ sở hoặc phổ thông, sau đó họ đi làm và không tiếp tục học nữa. Và hiển nhiên, những người “có học” sẽ được xã hội trọng dụng và coi trọng hơn. Trình độ văn hóa của bạn không chỉ nói lên con người của bạn mà nó còn giúp bạn đạt được những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để tìm kiếm cơ hội việc làm tốt, nhận được sự tôn trọng của mọi người xung quanh và luôn được ưu tiên trong một số trường hợp như điều kiện làm việc, đối xử… Đối với xã hội, sự phát triển của nó tùy thuộc vào nó. Một xã hội bao gồm những người có trình độ học tập, làm việc, cư xử… sẽ không chỉ thúc đẩy sự phát triển của xã hội ngày càng cao mà nó còn giúp tạo một môi trường lành mạnh để con người có thể bộc lộ hết tài năng của mình, cống hiến hết mình vì sự phát triển của xã hội. Đó chính là lợi ích to lớn nhất của việc học.

Dù vậy, trong cuộc sống ta vẫn luôn bắt gặp những trường hợp không chịu học hỏi, nâng cao nhận thức và hoàn thiện bản thân mà luôn áp đặt suy nghĩ của mình vào người khác, luôn cho mình là đúng. Những người như vậy thật đáng phê phán. Hay một bộ phận khác, họ không muốn học, hay làm mà chỉ muốn ăn chơi và dần sa đọa vào tệ nạn xã hội và dẫn đến những hậu quả thương tâm.

Bởi vậy, mỗi người chúng ta phải luôn học hỏi, trau dồi để hoàn thiện bản thân mình, điều đó không chỉ nâng cao hiểu biết của bản thân chúng ta mà nó còn giúp chúng ta luôn giữ được bản tính và lý tưởng của mình, tỉnh táo trước sự cám dỗ và những thói tiêu cực. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh chúng ta, cần phải luôn luôn học tập, rèn luyện bản thân mình ngày càng trở lên tốt đẹp hơn, phải có trách nhiệm với gia đình, xã hội và đất nước. Phải luôn phấn đấu phát triển bản thân trở thành một người có ích cho xã hội, để xứng đáng với lời răn dạy của Lê-nin.

Tóm lại, việc học luôn là cần thiết và là phương tiện để ta thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với gia đình, xã hội và đất nước. Vì vậy, chúng ta phải luôn đề cao việc học tập, rèn luyện của bản thân trong quá trình rèn luyện và tu dưỡng đạo đức của chính mình.

Thuyết minh về một vấn đề xã hội bài mẫu số 2

Hiện nay, một câu nói, hành động nào đó cũng có thể trở thành trào lưu, xu hướng trong giới trẻ. Các bạn trẻ có nhất thiết chạy theo mọi xu hướng, trào lưu trên mạng xã hội như một con thiêu thân? Hãy cùng các bạn trẻ chia sẻ về điều này nhé!

Ca khúc “Độ ta không độ nàng” rất hot thời gian qua và trở thành trào lưu của giới trẻ. Nó được nhiều bạn trẻ nghe rồi dùng tên bài hát trong nhiều trường hợp của cuộc sống. Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội hiện nay, không khó để một câu nói trở thành trào lưu trong giới trẻ, cộng đồng mạng. Điều đó tốt hay xấu đối với bạn trẻ? Tôi nghĩ là cả hai. Trên không gian mạng, những điều tốt luôn “sống chung” với những điều không hay. Người trẻ phải chọn những điều tốt để học theo và tẩy chay với những cái xấu, tiêu cực. Tôi nghĩ, tổ chức Đoàn, Hội phải tuyên truyền, định hướng cho các bạn trẻ nhận biết đâu là điều nên học tập, nên tránh. Các bạn trẻ đừng lệ thuộc vào các trào lưu không tốt mà có thể tự đánh mất mình.

Mạng xã hội ngày càng phổ biến trong cuộc sống. Hiện nay, giới trẻ dễ dàng tiếp cận các xu hướng diễn ra trên mạng xã hội. Bất kỳ một câu nói hay hành động nào đó trên mạng xã hội cũng có thể trở thành xu hướng để bạn trẻ học theo. Nếu là xu hướng tích cực thì chẳng có gì để bàn cãi. Nhưng gần đây, nhiều trào lưu tiêu cực vẫn được các bạn trẻ yêu thích và làm theo. Như câu nói “chị hiểu hôn” của một nhân vật 15 tuổi chuyên ăn cắp lại trở thành trào lưu rầm rộ. Trào lưu, xu hướng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nhưng nếu học theo những điều xấu có thể để lại hậu quả khó lường cho những người trẻ. Vì thế, bạn trẻ hãy tỉnh táo trước những trào lưu, xu hướng trên mạng xã hội!

Xu hướng có thể hiểu là một điều gì đó được số đông yêu thích, làm theo trong một khoảng thời gian nhất định. Gần đây, một số câu nói trở thành xu hướng của giới trẻ như “để Mị nói cho mà nghe” từ bài hát cùng tên của một ca sĩ trẻ, “chị hiểu hôn” của một nhân vật ăn cắp được quay clip và tung lên mạng,... Các xu hướng nổi lên đôi khi cũng mang tính tiêu cực như trường hợp “Khá Bảnh”. Xu hướng ngày càng lan truyền rộng rãi thông qua mạng xã hội. Người trẻ phải tỉnh táo để không bị ảnh hưởng bởi những trào lưu tiêu cực. Hãy biết chọn những điều thú vị để cuộc sống thêm tươi đẹp và ý nghĩa hơn, các bạn nhé!

Thuyết minh về một vấn đề xã hội bài mẫu số 3

“Đời phải trải qua giông tố, nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Trong cuộc sống, con người sẽ phải trải qua những nghịch cảnh, vậy phải làm gì để có thể vượt lên trên số phận.

Mỗi người sinh ra đều có một số phận khác nhau. Có người được sống trong giàu sang, có người phải chịu cảnh nghèo khổ. Khi đó, con người cần có bản lĩnh để vượt qua số phận, chinh phục mọi thử thách, thay đổi bản thân để tương lai trở nên tốt đẹp hơn.

Có ai đó đã từng khẳng định rằng: “Ta không được chọn nơi mình sinh ra, nhưng ta được chọn cách mình sẽ sống. Chúng ta cần phải có được ý chí, nghị lực để đương đầu với những khó khăn, tìm cách vượt qua để bước đến đích của thành công. Đồng thời, con người cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức, kĩ năng cần thiết để có thể tồn tại trong cuộc sống.

Cuộc sống luôn tiềm ẩn những nguy cơ. Con người phải biết tự nhận thức được điều đó và luôn học cách thích nghi, đương đầu với mọi thứ. Tuy nhiên, không vì thế mà mỗi người mất đi niềm tin, hy vọng vào một cuộc sống bình yên tốt đẹp hơn trong tương lai. Chúng ta không thể ngăn được khó khăn xuất hiện, nhưng chúng ta có thể lựa chọn cách đối diện với khó khăn. Lạc quan, tin tưởng để vượt qua cũng như luôn tỉnh táo để đánh giá, xác định phương hướng, mục tiêu cho bản thân.

Abraham Lincoln là một tấm gương tiêu biểu. Ông cũng xuất thân từ gia đình nghèo khổ, khó khăn và thiếu thốn đủ điều. Cha mẹ ông đều là những nông dân thất học và mù chữ. Bản thân ông cũng không được đến trường thường xuyên. Năm 21 tuổi, ông phải đánh xe bò và bắt đầu cuộc đời tự lập cho chính mình. Sau một thời gian trải qua nhiều nghề nhưng thất bại, ông phát hiện ra mình thích ngành luật. Vào năm 1836, ông đậu kỳ thi trở thành luật sư và bắt đầu hành nghề. Hay như Albert Einstein - một trong những cha đẻ của vật lý hiện đại. Ông được coi là khoa học có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 với những phát minh, khám phá diệu kỳ làm thay đổi nền văn minh nhân loại. Ít ai biết rằng, từ khi còn nhỏ, Einstein không hề có biểu hiện gì nổi trội, thậm chí là phát triển trí tuệ rất chậm. Ông không thể nói cho đến lúc lên bốn và chỉ đọc được mặt chữ khi lên bảy. Cha mẹ, giáo viên cùng những người xung quanh đều cho rằng ông bị thiểu năng và không thể hòa nhập cùng xã hội được. Trong quãng thời gian đi học, ông rất sợ phải đến trường chỉ vì những lời trêu đùa của bạn bè. Thế nhưng nhờ sự động viên rất lớn của mẹ, ông dần khắc phục được khuyết điểm, tự tin hơn.

Như vậy, để vượt lên trên số phận, con người cần phải trang bị đầy đủ những phẩm chất và tinh thần cần thiết.

Thuyết minh về một vấn đề xã hội bài mẫu số 4

Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người. Có những sai lầm mới có những thành công. Từ con người bình thường đến các vĩ nhân đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Lời xin lỗi luôn là một hành động cần thiết trong cuộc sống. Mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi thực sự cần thiết.

“Đổ lỗi” là hành vi con người cố tình chối bỏ lỗi lầm của mình, hoặc viện cớ do lí do khách quan, hoặc đổ tội cho người khác. Đây là một hiện tượng đáng buồn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. “Nhận lỗi”: là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình, là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ.

Con người trong cuộc sống sẽ có những lúc không tránh khỏi những tình huống éo le, khó đỡ và phạm phải lỗi lầm. Trong cuộc sống, chúng ta không tránh khỏi những lúc mắc sai lầm, phạm phải nhiều lỗi lầm theo những mức độ khác nhau, việc nhận lỗi và sửa chữa chúng sẽ khiến bản thân ta tốt lên từng ngày, hoàn thiện nhân cách đồng thời lấy lại niềm tin của người khác đối với bản thân mình. Lỗi lầm chỉ mang lại cho bản thân những điều tiêu cực như: gây ra tổn thương cho người khác, làm mất lòng tin, chính bản thân ta sẽ cảm thấy áy náy, day dứt khi mắc lỗi,… nhưng khi biết sửa lỗi nó sẽ mang đến cho ta những bài học bổ ích. Người biết nhận lỗi và sửa lỗi là người biết nhìn nhận thực tế, sẽ được người khác nhìn nhận và đánh giá cao. Người biết nhận lỗi và sửa lỗi là những người có bản lĩnh, biết thay đổi để bản thân tốt hơn, xứng đáng được tin tưởng, được tha thứ và được học hỏi. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người khi gây ra lỗi lầm không biết sửa chữa, nhận lỗi về mình; lại có những người vì lợi ích của bản thân mà cố ý gây ra lỗi lầm, tổn thương cho người khác,… những người này đáng bị chỉ trích.

Mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất, chúng ta hãy cố gắng hoàn thiện bản thân, trở thành một con người có đạo đức, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc đúng chỗ và phấn đấu làm một công dân tốt cho xã hội.

Thuyết minh về một vấn đề xã hội bài mẫu số 5

Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người. Có những sai lầm mới có những thành công. Từ con người bình thường đến các vĩ nhân đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Lời xin lỗi luôn là một hành động cần thiết trong cuộc sống. Mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi thực sự cần thiết.

“Đổ lỗi” là hành vi con người cố tình chối bỏ lỗi lầm của mình, hoặc viện cớ do lí do khách quan, hoặc đổ tội cho người khác. Đây là một hiện tượng đáng buồn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. “Nhận lỗi”: là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình, là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ.

Con người trong cuộc sống sẽ có những lúc không tránh khỏi những tình huống éo le, khó đỡ và phạm phải lỗi lầm. Trong cuộc sống, chúng ta không tránh khỏi những lúc mắc sai lầm, phạm phải nhiều lỗi lầm theo những mức độ khác nhau, việc nhận lỗi và sửa chữa chúng sẽ khiến bản thân ta tốt lên từng ngày, hoàn thiện nhân cách đồng thời lấy lại niềm tin của người khác đối với bản thân mình. Lỗi lầm chỉ mang lại cho bản thân những điều tiêu cực như: gây ra tổn thương cho người khác, làm mất lòng tin, chính bản thân ta sẽ cảm thấy áy náy, day dứt khi mắc lỗi,… nhưng khi biết sửa lỗi nó sẽ mang đến cho ta những bài học bổ ích. Người biết nhận lỗi và sửa lỗi là người biết nhìn nhận thực tế, sẽ được người khác nhìn nhận và đánh giá cao. Người biết nhận lỗi và sửa lỗi là những người có bản lĩnh, biết thay đổi để bản thân tốt hơn, xứng đáng được tin tưởng, được tha thứ và được học hỏi. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người khi gây ra lỗi lầm không biết sửa chữa, nhận lỗi về mình; lại có những người vì lợi ích của bản thân mà cố ý gây ra lỗi lầm, tổn thương cho người khác,… những người này đáng bị chỉ trích.

Mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất, chúng ta hãy cố gắng hoàn thiện bản thân, trở thành một con người có đạo đức, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc đúng chỗ và phấn đấu làm một công dân tốt cho xã hội.

Thuyết minh về một vấn đề xã hội bài mẫu số 6

Xung quanh chúng ta, có biết bao nhiêu người đã vượt lên số phận, chiến thắng hoàn cảnh khắc nghiệt để vươn đến điều tốt đẹp nhất. Đó thực sự là tấm gương để mỗi người học tập, rèn luyện. Cũng vì thế mà nghị lực sống luôn được coi trọng và phát huy không ngừng nghỉ.

Nghị lực sống của con người trước hết chính là bản lĩnh, sự cố gắng, kiên cường để vượt lên tất cả những khó khăn và thử thách. Để có được nghị lực phi thường đó thì bắt buộc con người đó phải chịu quá nhiều vất vả, nhiều dằn vặt. Đây có thể coi là động lực để hình thành nên ý chí, nghị lực này.

Đâu đây trong cuộc sống, chúng ta vẫn bắt gặp không ít người, không ít số phận có được nghị lực vươn lên như vậy. Hình ảnh cậu bé tàn tật vẫn lê la xung quanh khu chợ mỗi buổi chiều tà, ánh mắt cậu buồn rười rượi để bán vé số. Những bước đi nặng nề ấy giữa tiết trời nắng chang chang và tiếng rao vé số như xé lòng. Dù đói nghèo, dù tàn tật nhưng cậu vẫn cố gắng để nuôi sống bản thân, để có thể không phải ngửa tay xin người khác. Một cuộc đời tàn nhưng không phế khiến mọi người rớt nước mắt. Chính nghị lực, sự nỗ lực đã khiến cậu bé vượt lên chính mình, trước kết là vượt lên sự kì thị của mọi người và lòng tự ti của bản thân mình.

Nghị lực sống của con người còn được biểu hiện rất đơn giản, thường xuyên trong cuộc sống và nó tồn tại ở trong chính con người bạn. Con đường đại học gian nan với nhiều thử thách ở phía trước. Bạn muốn chạm vào cánh cổng đại học, nơi bạn có thể thực hiện ước mơ của mình. Bạn phải cố gắng, phải kiên cường, phải tìm tòi. Nếu không có nghị lực thì liệu rằng bạn có thể đạt được ước mơ đó không.

Khi đã có nghị lực trong con người mình thì bạn sẽ thấy mình trưởng thành hơn, học tập được nhiều điều. Những người có nghị lực là những người có thể tự đứng lên bằng chính đôi chân, bằng sức lực của bản thân, không dựa dẫm, ỉ lại vào bất kỳ ai. Đây không phải là điều mà ai cũng có thể làm được.

Nghị lực sẽ giúp bạn có thể tự tin đương đầu với thử thách, sóng gió, kể cả nỗi bất hạnh và mất mát bạn cũng có thể chịu đựng được. Là bởi vì bạn đã được rèn giũa, tôi luyện hằng ngày bằng chính nghị lực của bản thân. Chắc hẳn chúng ta chưa quên hình ảnh người thầy Nguyễn Ngọc Ký với sự cố gắng, nỗ lực, vượt lên chính mình để có thể trở thành người có ích cho xã hội như hiện nay. Không phải tự nhiên mà họ thành tài, cũng không phải trời thương, trời cho. Đó chính là quá trình cố gắng, kiên trì, miệt mài và không ít lần rơi nước mắt để có thể đạt được kết quả đáng ngưỡng mộ này. Đó chính là nghị lực phi thường, một nghị lực khiến ai cũng phải ngưỡng mộ và ngạc nhiên.

Tuy nhiên, bên cạnh những người biết vươn lên, có nghị lực thì có một số người có lối sống ỷ lại, dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, ý chí tiến thủ. Điều này thật nguy hại khi chính bản thân họ đang tự đưa mình vào ngõ cụt. Không cố gắng, không có chí tiến thủ, không biết tự hoàn thiện mình thì chắc chắn sẽ chỉ mãi mãi là người đi sau. Xã hội cần những con người có ý chí và nghị lực chứ không cần những kẻ có bằng cấp nhưng thiếu thực lực.

Mỗi chúng ta hiện nay đang là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường thì nghị lực là điều vô cùng quan trọng. Rèn luyện đức tính này thì bạn sẽ là người có một bước đệm chạm vào tương lai rất dễ dàng. Nghị lực sống của con người là điều mà mỗi người cần cố gắng, cần rèn luyện để có thể hoàn thiện bản thân và trở thành người có ích cho xã hội.

Thuyết minh về một vấn đề xã hội bài mẫu số 7

Trường học là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, nơi bồi dưỡng cho tâm hồn giúp ta nên người. Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến toàn xã hội lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường.

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình. Đó là cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh. Nó được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Nó được biểu hiện với nhiều trạng thái khác nhau trong trường học như: bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh, mâu thuẫn, xích mích nhỏ cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Hay việc học sinh ngang bướng, cãi lời thì thầy cô dùng hình thức đòn roi, lời nói khó nghe để trừng trị.

Nguyên nhân dễ nhận thấy chính là do tự bản thân các em có suy nghĩ về cái tôi quá lớn, lúc nào cũng muốn thể hiện mình. Thêm vào đó mới là sự thiếu giáo dục từ gia đình, bố mẹ bỏ bê, vô trách nhiệm, hoặc chiều chuộng quá đáng. Tiếp theo là từ phía nhà trường, kỉ luật quá lỏng lẻo, không có hình thức xử phạt nghiêm khiến học sinh coi thường.

Vậy làm thế nào để loại bỏ bạo lực học đường? Việc làm này không phải của một riêng ai, mỗi cá nhân trong xã hội đều cần phải quan tâm tới sự giáo dục của con em mình. Đầu tiên cần thiết lập kỷ cương trong nhà trường, sau đó cần sự quan tâm phối hợp với các em từ phía gia đình, những người xung quanh. Thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn thì thế hệ ngày mai sẽ ra sao?

Bạo lực học đường là hiện tượng không tốt đối và gây ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Việc ngăn chặn, phòng chống, đấu tranh loại bỏ bạo lực học đường rất thiết thực và cần thiết. Hãy cùng chung tay để nói không với bạo lực học đường. Xây dựng một môi trường giáo dục văn minh và nhà trường sẽ là nơi để học, để phát triển nhân cách, kỹ năng trong mỗi cá nhân.

Thuyết minh về một vấn đề xã hội bài mẫu số 8

Với sự phát triển vượt bậc của xã hội, các loại hình  giải trí đa dạng đã thu hút được sự quan tâm của giới trẻ, làm sâu sắc thêm sự quan tâm, hứng thú và hiểu biết của họ. Đây là điều em muốn nói đến trong bài thuyết minh của mình: những xu hướng/trào lưu thịnh hành trong giới trẻ ngày nay và ảnh hưởng của chúng.

Đầu tiên, hãy hiểu xu hướng là gì. Xu hướng là một làn sóng hoặc hiện tượng xã hội  thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều người trong xã hội. Đó có thể là những xu hướng mạng xã hội, thời trang, ẩm thực, đi chơi,v.v. được nhiều người, đặc biệt là giới trẻ biết đến và làm theo. Họ thích xu hướng và đam mê chúng nhưng lại chạy theo xu hướng mà bỏ qua nhiều thứ  xung quanh như học tập, công việc, gia đình, v.v.

Nhiều bạn trẻ quá chú tâm vào mạng xã hội và dần bị cuốn theo các xu hướng mạng xã hội. Tik Tok là nền tảng hiện đang thu hút được sự quan tâm của giới trẻ. Họ hào hứng với các xu hướng nhảy múa, ăn uống, hóa thân thành các nhân vật... và sao chép các xu hướng đó. Họ mong  video của mình sẽ được nhiều người xem và để lại tim, like, bình luận mà quên mất việc ăn ngủ. Nhiều người thậm chí còn bỏ ra số tiền lớn để mua lượt like, tương tác với mong muốn thỏa mãn sự nổi tiếng ảo. Hay  đăng  những bài viết, phát ngôn mơ hồ để gây like,  chú ý…đây chính là thực tế cạnh tranh xu hướng trong giới trẻ hiện nay. Để thỏa mãn bản thân, họ sẵn sàng hạ nhục, gièm pha người khác một cách không thương tiếc, điều này gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do nhu cầu và mong muốn của các bạn trẻ được thể hiện bản thân quá nhiều, khoe khoang. Một bộ phận giới trẻ chạy theo xu hướng một cách mù quáng và dại dột vì họ muốn nổi tiếng, được biết đến và được ngưỡng mộ. Một nguyên nhân nữa  là  thiếu sự quan tâm từ gia đình, người thân. Họ không nhận thấy những thay đổi trong tâm lý của trẻ, từ đó xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Hiện tượng này luôn gây ra những hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến giới trẻ. Họ lãng phí thời gian và tiền bạc vào những việc vô nghĩa, bỏ bê việc học và đạt điểm kém. Hơn nữa, một hệ quả nghiêm trọng của những xu hướng này  là chúng có thể làm nảy sinh những suy nghĩ và hành vi tiêu cực ở giới trẻ nếu họ không đáp ứng được nhu cầu của bản thân hoặc phát triển sự nhạy cảm với cuộc sống xung quanh.

Vì vậy, tất cả các bạn trẻ hãy thận trọng và sáng suốt khi sử dụng mạng xã hội. Bạn cần đặt ra giới hạn cho chính mình. Bạn được phép xem mạng xã hội trong bao lâu, bạn được phép xem những nội dung gì,v.v. Đặt bản thân vào một khuôn khổ nhất định sẽ giúp chúng ta không đi quá xa và không mất kiểm soát. Đồng thời, các bạn trẻ cũng cần  tích cực tham gia  các công việc tập thể, hoạt động tình nguyện đóng góp trực tiếp cho cộng đồng, xã hội, nhằm hình thành lối sống lành mạnh cho bản thân. Điều này sẽ giúp các bạn trẻ cảm thấy thoải mái, thư thái hơn.

Tổng kết lại, những xu hướng/trào lưu thịnh hành trong giới trẻ tiềm ẩn những mối nguy hiểm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe tinh thần và thể chất của người trẻ. Vì vậy, chính bản thân mỗi cá nhân cần có sự nhận định và lựa chọn các trào lưu một cách khoa học, cẩn thận. Gia đình và xã hội cũng có trách nhiệm trong việc ủng hộ những xu hướng tốt, loại bỏ những trào lưu độc hại để giúp giới trẻ được phát triển một cách lành mạnh hơn.

Thuyết minh về một vấn đề xã hội bài mẫu số 9

Cuộc sống xung quanh ta không phải toàn màu hồng như chúng ta nghĩ chính vì lẽ đó không phải ai sinh ra đều có cuộc sống hạnh phúc. Một danh nhân đã nói: "Không có số phận, chỉ có những quyết định của con người làm nên số phận mà thôi". Thật vậy, nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công trong cuộc sống như: thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, thương binh Nguyễn Trọng Hợp,... Họ đã vượt lên và chiến thắng số phận khiến bao người phải cảm phục.

Cuộc sống chúng ta có rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn. Thế nhưng vẫn có “Những người không chịu thua số phận”. Đó là những con người có ý chí, nghị lực, niềm tin vào cuộc sống. Họ không đầu hàng trước số phận mà mạnh mẽ vươn lên để sống một cuộc sống có ích và ý nghĩa. Chắc trong chúng ta cũng biết đến cậu học trò Nguyễn Ngọc Kí, vốn là một tấm gương sáng cho nghị lực vươn lên khó khăn. Tấm gương Nguyễn Ngọc Kí được đưa vào sách giáo khoa để dạy đạo đức cho học sinh. Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, bản thân lại bị liệt cả hai tay khiến cho Nguyễn Ngọc Kí gặp nhiều trở ngại trong quá trình học tập thực hiện ước mơ của mình. Nhưng cậu không từ bỏ, quyết tâm rèn luyện học tập bằng chính đôi chân của mình trở thành một giá giáo ưu tú xuất sắc như cậu từng ao ước. Không chỉ có Nguyễn Ngọc Kí, mà nhiều tấm gương như Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt đã tự học, trở thành nhà thơ; anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động, liệt toàn thân đã tự học, trở thành nhà văn... Từ những câu chuyện đó chúng ta thấy được một tinh thần nghị lực kiên cường phấn đấu không mỏi mệt. Họ chính là biểu tượng, tượng đài cho những con người không chịu thua số phận mà chúng ta không khỏi khâm phục, ngưỡng mộ và tôn trọng họ.

Trước hết, theo chúng ta, điều gì đã thúc đẩy họ có cho mình một nghị lực phi thường như vậy? Đối với những con người gặp hoàn cảnh khó khăn ấy, họ nhận thức được so với những người bình thường khác họ gặp phải trở ngại, khó khăn, khác biệt gì. Chình vì họ nhận thức được bản thân mình đang gặp trở ngại gì, vì thế họ khao khát ước muốn hào nhập, muốn sống cuộc sông như những người bình thường khác. Họ muốn bản thân mình không hề yếu kém hơn ai trong mắt những người xung quanh. Sự khao khát cùng với những lời động viên chân thành từ những người thân, bạn bè, và những người xung quanh cũng tạo nên động lực để họ cố gắng hết mình, biến ước mơ của mình đã hóa thành nghị lực, sự quyết tâm cố gắng không ngừng nghỉ để đạt được những gì bản thân mình mong muốn. Hay có thể nói chính sự “không chịu thua số phận” giúp họ có tinh thần, quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để sống có ích, sống có cống hiến cho xã hội… “Tàn” nhưng không “phế”, bằng khả năng của mình họ đã có nhiều thành công và khẳng định được mình trong xã hội.

Không những thế những người không chịu thua số phận ấy, họ đã biến chính những khuyết điểm của bản thân mình trở thành sức mạnh, trở thành những nỗ lực để họ quyết tâm làm mọi việc. Họ nhận ra rằng số phận nằm trong tay mỗi con người và họ quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho mình và người thân, để trở thành người có ích. Họ khao khát được đóng nhiều đóng góp nhiều cho xã hội bằng nhiều cách khác nhau: phục vụ mình, làm ra của cải nuôi sống bản thân, giảm bớt gánh nặng cho gia đình, cho xã hội, cống hiến cho xã hội… Họ là những tấm gương sáng, tấm gương vươn lên trên nỗi bất hạnh của mình để cất lên những tiếng ca ca ngợi cuộc đời, nhen lên niềm tin lẽ sống cho mọi người…

Trong cuộc sống có rất nhiều những tấm gương để chúng ta học tập. Nguyễn Ngọc Ký, hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng, từ khi còn nhỏ đã mắc căn bệnh hiểm nghèo khiến anh bị liệt toàn thân, nhưng anh vẫn cố gắng học tập, mở trung tâm tin học dành cho người khuyết tật, giúp đỡ họ có một hướng đi trong cuộc đời mình, có niềm tin vào cuộc sống… Những con người như Nick Vujicic – chàng trai người Úc sinh ra với cơ thể không tay không chân, nhưng anh trở thành một diễn giả nổi tiếng khắp thế giới, được mọi người biết đến như một tấm gương của sự vượt khó… Vua đầu bếp Christine Hà, cô gái người Việt bị mù nhưng đam mê nấu nướng đạt giải thưởng vua đầu bếp Mỹ. Không đao to búa lớn, đấy chính là cuộc đời họ - “những người không chịu thua số phận” là thông điệp cao cả về lối sống có ích. Làm thơ, viết văn, dạy học… bằng những công việc thầm lặng, họ đã cống hiến cho xã hội như cây xanh làm đẹp cho đời, điểm tô cho cuộc sống. Họ chính là những tấm gương điểm hình chứng minh cho sự nỗ lực, nghị lực quyết tâm phi thường của mình khiến chúng ta cần phải noi theo.

Bên cạnh những tấm gương vươn lên trong học tập đáng tự hào ấy vẫn có những con người sống thực dụng, lười nhác, mỗi khi gặp khó khăn thường rất dễ nản lòng, chưa thật sự cố gắng đã đầu hàng số phận, dễ buông xuôi hoặc ý lại, hoặc phản ứng tiêu cực… Sống hèn nhát, không dám đối diện với sự thật nên khó thành công trong mọi việc. Đó là những con người đáng phê phán trong xã hội ta.

Vậy trước những tấm gương đó chúng ta cần phải làm gì với những con người đã và đang gặp khó khăn trong cuộc sống ấy. Chúng ta hãy chung tay gíup đỡ, động viên những con người khuyết tật, những con người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sông. Mỗi chúng ta cần học tập ở chính sự nỗ lực và quyết tâm phi thường không ngừng phấn đấu của họ để bản thân chúng ta cũng như họ, cố gắng hết mình cống hiến cho đất nước để hoàn thành trách nghiệm của chính bản thân mình và cũng chính là để cho cuộc sông của mình thêm ý nghĩa.

Những con người vươn lên hoàn cảnh ấy là một tấm gương để chúng ta phản chiếu chính bản thân mình, là hồi chuông cảnh tỉnh đối với những con sống chưa đúng. Chúng ta hãy cùng nhau cố gắng hết mình dựng xây lên một đất nước tươi đẹp. Bạn hãy tự đi trên đôi bàn chân của chính mình, chắc chắn bạn sẽ tới cái đích mà bạn mong muốn!

-/-

Trên đây là mẫu dàn ý và một số bài văn thuyết minh về một vấn đề xã hội được tự chọn do Đọc tài liệu sưu tầm và tổng hợp, các em có thể dựa vào đó kết hợp với những hiểu biết của mình về các vấn đề xã hội trong đời sống để viết thành một bài thuyết minh hoàn chỉnh. Chúc các em học tốt!

Sưu tầm và tuyển chọn Văn mẫu lớp 11 hay nhất / Đọc Tài Liệu

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM