Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

Xuất bản: 11/02/2020 - Cập nhật: 24/03/2022 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ngắn gọn và trả lời các câu hỏi bài tập trang 28 sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8 tập 2

Tài liệu soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh chi tiết và đầy đủ nhất được biên soạn với nội dung tóm tắt kiến thức cơ bản và gợi ý trả lời câu hỏi bài tập SGK.

Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học này.

 Cùng tham khảo...

Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

Ghi nhớ Soạn bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

- Muốn viết bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh thì tốt nhất phải đến nơi thăm thú, quan sát hoặc tra cứu sách vở, hỏi han những người hiểu biết về nơi ấy.

- Bài giới thiệu nên có bố cục đủ ba phần. Lời giới thiệu ít nhiều có kèm theo miêu tả, bình luận thì sẽ hấp dẫn hơn; tuy nhiên, bài giới thiệu phải dựa trên cơ sở kiến thức đáng tin cậy và có phương pháp thích hợp.

- Lời văn cần chính xác và biểu cảm.

Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh chi tiết

I. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh

Đọc bài giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn (trang 33, 34 SGK Ngữ văn 8 tập 2) và trả lời câu hỏi:

Câu 1. Bài giới thiệu đã giúp em hiểu biết những gì về Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn?

Trả lời:

Bài viết giúp ta hiểu thêm về lịch sử, cấu trúc, một vài nét về cảnh vật của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.

* Hồ Hoàn Kiếm:

- Nguồn gốc đoạn cũ của Sông Hồng có vài nghìn tuổi.

- Tên: Lục Thuỷ – nước xanh

- Hoàn Kiếm – sự tích Lê Lợi trả gươm

- Thủy quân luyện tập.

* Đền Ngọc Sơn:

- Gò Điếu Đài nơi vua đã từng câu cá

- Đời Vĩnh Hựu: chúa Trịnh Giang lập cung Khánh Thụy ở Đảo Ngọc

- Thế kỉ XIX xây chùa Ngọc Sơn thờ Phật và Đức Thánh Trần.

- Năm 1864: Xây Tháp Bút, Đài Nghiên- cầu Thê Húc.

- Kiến trúc đền Ngọc Sơn gồm 3 nếp:

+ Bái đường

+ Giữa thờ Văn Xương

+ Sau thờ Trần Hưng Đạo

- Không gian trước bái đường Trấn Ba Đình

- Hướng Nam Tháp Rùa – tháp nổi

Câu 2. Muốn viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh như vậy, cần có những kiến thức gì?

Trả lời:

Để viết được một bài giới thiệu danh lam thắng cảnh như trên, người viết trước hết cần phải có những hiểu biết nhất định về văn hoá, lịch sử, địa lí, kiến trúc,…

Câu 3. Làm thế nào để có những kiến thức về một danh lam thắng cảnh?

Trả lời:

Phải đọc sách, tra cứu, hỏi han, quan sát trực tiếp nếu có điều kiện…

Câu 4. Bài viết được sắp xếp theo bố cục, thứ tự nào? Theo em, bài này có thiếu sót gì về bố cục?

Trả lời:

- Bài viết được sắp xếp theo thứ tự:

+ Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm.

+ Giới thiệu đền Ngọc Sơn.

- Xét về bố cục, bài này thiếu phần mở bài.

Câu 5. Phương pháp thuyết minh ở đây là gì?

Trả lời:

Phương pháp thuyết minh chủ yếu được sử dụng ở đây là phương pháp miêu tả và giải thích.

II. Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh phần Luyện tập

1 - Trang 35 SGK

Lập lại bố cục bài giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và đến Ngọc Sơn một cách hợp lí.

Trả lời:

Lập lại bố cục bài giới thiệu hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.

*Mở Bài: Giới thiệu quần thể danh lam thắng cảnh Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn.

*Thân Bài:

- Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm: vị trí, diện tích, độ sâu nông qua các mùa, sự tích Vua Lê trả gươm. Nói kỹ hơn về Tháp Rùa, về rùa ở Hồ Gươm, quang cảnh đường phố quanh hồ.

- Giới thiệu đền Ngọc Sơn: nêu các ý giống như giới như giới thiệu Hồ Gươm.

*Kết bài

- Ý nghĩa lịch sử, văn hóa của thắng cảnh.

- Bài học về giữ gìn tôn tạo thắng cảnh.

2 - Trang 35 SGK

Nếu muốn giới thiệu theo trình tự tham quan hồ Hoàn Kiếm và đến Ngọc Sơn từ xa đến gần, từ ngoài vào trong thì nên sắp xếp thứ tự giới thiệu như thế nào? Hãy ghi ra giấy.

Trả lời:

Muốn giới thiệu theo trình tự tham quan hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn từ xa đến gần, từ ngoài vào trong thì nên sắp xếp thứ tự giới thiệu như sau :

- Giới thiệu các phố, các công trình ven bờ hồ (Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Lê Thái Tổ, Plaza Tràng Tiền, Bưu điện, Uỷ ban Nhân dân thành phố, đền Bà Kiệu, tượng đài quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, Nhà hát múa rối, Nhà hàng Thuỷ Tạ…).

- Giới thiệu các công trình kiến trúc xưa: Đài Nghiên, tháp Bút, Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn…

3 - Trang 35 SGK

Nếu viết lại bài này theo bố cục ba phần, em sẽ chọn những chi tiết tiêu biểu nào để làm nổi bật giá trị lịch sử và văn hóa của di tích, thắng cảnh?

Trả lời:

Nếu viết lại bài này theo bố cục ba phần, có thể chọn những chi tiết sau:

- Chi tiết thể hiện giá trị lịch sử: từ tên gọi cũ (Lục Thuỷ) đến tên gọi hiện nay (theo sự tích Lê Lợi trả gươm).

- Chi tiết thể hiện giá trị văn hoá: các truyền thuyết đời Lê Thánh Tông, đời Vĩnh Hựu kể về Điếu Đài, về cung Khánh Thụy, về chùa Ngọc Sơn (sau là đền Ngọc Sơn). Tiếp đó có thể chọn các chi tiết về việc xây Tháp Bút, dựng Đài Nghiên…

4 - Trang 35 SGK

Một nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là “chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội”. Em có thể sử dụng câu đó vào phần nào trong bài viết của mình?

Trả lời:

Câu của nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là “chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội” có thể sử dụng ở nhiều vị trí: trong phần mở bài, giới thiệu chung về hồ Gươm và đền Ngọc Sơn hay ở phần thân bài, ngay đầu đoạn 1 khi giới thiệu về hồ Gươm. Nhưng lại cũng có thể dùng để kết đoạn 1, trước khi chuyển sang đoạn 2, giới thiệu về đền Ngọc Sơn.

Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ngắn gọn

I.Giới thiệu một danh lam thắng cảnh

Câu 1:

- Hồ Hoàn Kiếm:

+ Nguồn gốc hình thành.

+ Sự tích những tên hồ.

- Đền Ngọc Sơn:

+ Nguồn gốc và quá trình xây dựng đền

+ Vị trí và cấu trúc đền.

- Bên cạnh đó là những danh lam thắng cảnh như Đài Nghiên, Tháp Rùa, Tháp Bút.

Câu 2:

Muốn viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh như vậy, cần phải có:

+ Sự quan sát và trải nghiệm thực tiễn.

+ Những hiểu biết sâu rộng về văn hoá, lịch sử, địa lí, ... về đối tượng đó.

Câu 3:

Để có những kiến thức về một danh lam thắng cảnh phải đọc sách báo, tài liệu liên quan, thu thập thông tin, xem phim ảnh, ... tốt nhất là có điều kiện đến tham quan trực tiếp.

Câu 4:

- Bài viết được trình bày bố cụ 3 phần, còn thiếu mở bài và kết bài.

- Phần thân bài: còn thiếu vị trí, độ rộng, hẹp của hồ, vị trí của tháp rùa, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc.

- Chưa miêu tả được quang cảnh xung quanh, cây cối, màu nước, ...

- Phần giới thiệu đền Ngọc Sơn trình bày không theo trình tự nhất định: Tháp Rùa → đền → các công trình địa danh bên ngoài khác.

Câu 5:

Phương pháp thuyết minh chủ yếu: Nêu định nghĩa và giải thích.

II.Luyện tập

Câu 1:

Có thể lập lại bố cục của bài thuyết minh về Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn như sau:

a) Mở bài : Giới thiệu chung về thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.

b) Thân bài :

- Đoạn 1 : giới thiệu hồ Hoàn Kiếm

- Đoạn 2 : giới thiệu đền Ngọc Sơn

c) Kết bài : Nói chung về khu vực Bờ Hồ

Câu 2:

Trình tự giới thiệu:

- Từ trên gác nhà Bưu điện nhìn bao quát toàn cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.

- Từ đường Đinh Tiên Hoàng nhìn Đài Nghiên, Tháp Bút, qua cầu Thê Húc, vào đền.

- Tả bên trong đền.

- Từ trấn Ba Đình nhìn ra hồ, phía Thủy Tạ, phía Tháp Rùa

Câu 3:

Nếu viết lại bài này theo bố cục ba phần, có thể chọn những chi tiết sau:

- Chi tiết thể hiện giá trị lịch sử: từ tên gọi cũ (Lục Thuỷ) đến tên gọi hiện nay (theo sự tích Lê Lợi trả gươm).

- Chi tiết về lịch sử hình thành đền Ngọc Sơn.

- Tiếp đó có thể chọn các chi tiết về việc xây Tháp Bút, dựng Đài Nghiên...

- Chi tiết về lịch sử hình thành Tháp Rùa

- Chi tiết về Hồ Gươm hiện nay.

Câu 4:

Sử dụng câu: “Hồ Gươm là chiếc lẳng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội.” ở phần mở bài hay kết bài đều được. Nhưng tốt nhất là nên đặt ở phần kết bài.

-/-

// Trên đây là những nội dung hướng dẫn soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh đã được biên soạn chi tiết. Nội dung này không chỉ giúp bạn tham khảo để soạn bài mà còn giúp bạn nắm vững các kiến thức quan trọng để hoàn thành tốt các đề văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh trong chương trình học.

[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

Giúp các em hiểu thêm về các viết bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, Đọc tài liệu sưu tầm và gửi tới các em bài văn mẫu thuyết minh về động Phong Nha sau đây để các em tham khảo:

ĐỘNG PHONG NHA

Những năm gần đây, ngành du lịch của đất nước ta đang rất phát triển. Trên khắp đất nước có rất nhiều những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, Mỹ Sơn… Trong số đó, động Phong Nha cũng là một địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Động Phong Nha đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Động Phong Nha nằm trong quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng, thuộc địa phận xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. Ta có thể đến Động Phong Nha thật dễ dàng bằng hai con đường: nếu bạn thích đi đường thủy thì ngược dòng sông Gianh đến đoạn sông Gianh gặp sông Son rồi cứ theo sông Son mà vào động. Nếu đi đường bộ thì lộ trình sẽ theo tỉnh lộ số 2 đến bến sông Son (đoạn đường này ước chừng 20 cây số). Nhưng dù đi bằng cách nào thì bạn đều phải đi xuồng máy hoặc chèo đò từ bến sông Son vào cửa hang Phong Nha. Nếu đi bằng xuồng máy từ bến sông Son vào đến cửa hàng Phong Nha thì mất khoảng nửa giờ. Ngồi trên xuồng ngắm nhìn dòng sông xanh thẳm và rất trong, nhìn những khối núi đá vôi trùng điệp, những xóm làng, nương ngô rải rác hai bên bờ thì thật là thú vị.

Phong Nha gồm hai bộ phận là động khô và động nước. Động khô ở độ cao khoảng 200m, giờ chỉ còn những vòm đá trắng vân nhũ cùng vô số những cột đá óng ánh màu xanh ngọc. Nhưng theo các nhà địa lý học thì xưa kia, ở động khô này vốn là một dòng sông ngầm, nay đã cạn hết nước. Động nước thì bây giờ vẫn còn có một con sông dài chảy suốt ngày đêm. Con sông này nước rất trong và cũng khá sâu.

Động nước là nơi hấp dẫn và được khách du lịch lui tới nhiều hơn cả. Vì hiện nay động nước vẫn có một con sông dài nên muốn vào được thì cần phải có thuyền. Nhưng điều quan trọng là phải mang theo đèn, đuốc để thắp sáng vì càng vào sâu trong hang thì càng ít ánh sáng. Tuy một số nơi ở trong hang đã được mắc điện nhưng muốn đi suốt 1500 mét hang thì vẫn phải cần có dụng cụ để thắp sáng.

Động chính Phong Nha có tới mười bốn buồng nối với nhau bằng một hành lang chính dài hơn một nghìn mét. ở các buồng ngoài trần thấp, chỉ cách mặt nước chừng 10m. Từ buồng thứ tư trở đi thì vòm hang đã cao tới 25 – 40m. Đến hang cuối cùng, hang thứ mười bốn thì bạn có thể thoả sức mà thám hiểm các hàng to ở phía trong sâu theo cách hành lang hẹp. Nhưng những hang to này mới chỉ có một vài đoàn thám hiểu với đầy đủ trang thiết bị từ máy móc, đèn, quần áo đến thuốc men, đặt chân tới. Liệu bạn có đủ tự tin để trở thành một nhà thám hiểm tài ba không? Tuy nhiên hang động Phong Nha vẫn còn cất giữ biết bao điều huyền diệu, thú vị đang chờ đợi chúng ta đến khám phá.

Đi thuyền thăm động Phong Nha, chúng ta sẽ bị bất ngờ và hấp dẫn trước vẻ đẹp kỳ ảo của nó. Dưới ánh sáng của đèn đuốc, các khối nhũ đá hiện lên với nhiều màu sắc, hình khối. Những khối nhũ đá này có đường nét hài hoà, màu sắc huyền ảo, sắc lóng lánh như kim cương. Nhất là dưới ánh đèn đuốc thì cảnh hiện lên lại càng lung linh, huyền ảo. Trên vách động thi thoảng còn thấy những nhánh phong lan rừng rủ xuống xanh mướt. Trong hang cũng có một số bãi cát nhỏ, tới đây du khách có thể ghé thuyền lại mà leo trèo, thăm thú, ghi hình, chụp ảnh làm kỷ niệm. Vào động Phong Nha ta cảm thấy một khung cảnh thật khác lạ: trước mắt là những khối nhũ đá lung linh huyền ảo, ta lại được nghe tiếng nước chảy, âm vang của tiếng nói, được cảm nhận không khí mát mẻ, trong lành thật là sảng khoái.

Quả thật xứng với danh hiệu “Kỳ quan đệ nhất động”, động Phong Nha là một hang động đẹp, kỳ vĩ. Theo báo cáo khoa học của đoàn thám hiểu hội địa lý Hoàng gia Anh, động Phong Nha có tới bảy cái nhất: hang động dài nhất, cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất, có những hồ ngầm đẹp nhất, hang khô rộng và đẹp nhất, thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất, sông ngầm dài nhất. Để giữ gìn và bảo tồn vẻ đẹp của động Phong Nha, chúng ta phải có ý thức tham gia bảo vệ danh lam thắng cảnh này.

Phạm Thị Khánh Linh

Xem thêm văn mẫu: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em

Với nội dung trả lời chi tiết các câu hỏi Soạn bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh và bài văn mẫu mà Đọc tài liệu chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp các em nắm được những điểm cần lưu ý khi viết bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh. Tổng hợp Soạn văn 8 giúp các em chuẩn bị bài trước khi tới lớp. Chúc các em học tốt Ngữ văn 8!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM