Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 16 tập 1 KNTT

Xuất bản: 04/07/2023 - Cập nhật: 21/07/2023 - Tác giả:

Hướng dẫn Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 16 KNTT bao gồm: tóm tắt lý thuyết về Biệt ngữ xã hội trả lời câu hỏi trang 16-17 SGK Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 1

Từ việc tham khảo Sách giáo viên Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức, Đọc tài liệu sẽ giúp các em Soạn văn 8 bài Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 16 KNTT chính xác nhất.

BIỆT NGỮ XÃ HỘI

Tổng hợp kiến thức và gợi ý trả lời các câu hỏi Thực hành tiếng Việt trang 16 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 1.

Lý thuyết

Nhận biết biệt ngữ xã hội

Biệt ngữ xã hội là một bộ phận từ ngữ có đặc điểm riêng.

  • Có khi đặc điểm riêng của biệt ngữ thể hiện ở ngữ âm.

Ví dụ:

Anh đây công tử không “vòm

Ngày mai "kện rệp" biết “mòm" vào đâu.

(Nguyên Hồng, Bỉ vỏ)

Cuốn Bỉ vỏ (NXB Dân Trí, 2011) chú thích: vòm là nhà, kện rệp là hết gạo, mòm là ăn. Kện rệpmòm có hình thức ngữ âm hoàn toàn mới lạ, chưa gặp trong vốn từ chung của tiếng Việt.

  • Có khi đặc điểm riêng của biệt ngữ thể hiện ở ngữ nghĩa.

Ví dụ:

Tớ chỉ nhường tháng này thôi, tháng sau thì tớ cho cậu ngửi khói.

Từ ngửi khói trong câu trên không có nghĩa là dùng mũi để nhận biết mùi khói, mà là tụt lại phía sau.

  • Do những đặc điểm khác biệt như vậy. trong văn bản, biệt ngữ thường được in nghiêng hoặc đặt trong dấu ngoặc kép và được chú thích về nghĩa.
  • Biệt ngữ xã hội hình thành trên những quy ước riêng của một nhóm người nào đó, vì thế chúng thường được sử dụng trong phạm vi hẹp. Chỉ những người có mối liên hệ riêng với nhau về nghề nghiệp, lứa tuổi, sinh hoạt, sở thích,... và nằm được quy ước mới có thể dùng biệt ngữ để giao tiếp.

Sử dụng biệt ngữ xã hội

  • Biệt ngữ xã hội chỉ nên sử dụng hạn chế, phù hợp với đối tượng và mục đích giao tiếp. Cần tránh dùng biệt ngữ trong những hoàn cảnh giao tiếp bình thường.
  • Đối với nhà văn, việc sử dụng biệt ngữ để miêu tả cuộc sống, sinh hoạt của một nhóm người đặc biệt nào đó đôi khi trở nên cần thiết. Nhờ dùng biệt ngữ, bức tranh cuộc sống của một đối tượng cụ thể trở nên sinh động, chân thực.

Trả lời câu hỏi Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 16 KNTT

Câu 1 trang 16 SGK Ngữ văn 8 KNTT tập 1

Chỉ ra biệt ngữ xã hội ở những câu sau và cho biết dựa vào đâu em khẳng định như vậy. Hãy giải nghĩa các biệt ngữ đó.

a. Năm lên sáu, cung thiếu nhi thành phố có cuộc tuyển “gà” khắp các trường tiểu học, tôi cũng được chọn gửi đến lớp năng khiếu.

(Ngô An Kha, Tìm mảnh ghép thiếu)

b. Ôn tập cẩn thận đi em. Em cứ “tủ” như vậy, không trúng đề thì nguy đấy.

Trả lời

a. Từ "" là biệt ngữ xã hội bởi theo từ điển, từ gà chỉ một loại gia cầm. Nhưng ở đây lại đặt trong ngữ cảnh của một tổ chức đang tuyển thí sinh => "" ở đây có thể hiểu là những học sinh được lựa chọn để thi đấu (liên hệ với gà chọi)

b. Từ "tủ" ở đây là biệt ngữ xã hội bởi theo từ điển, tủ là vật dụng để chứa đồ bên trong. Trong bối cảnh thi cử và ôn tập, tủ là để chỉ việc học sinh không chịu ôn tập kĩ càng tất cả kiến thức cần thiết mà chỉ ôn những phần mà mình nghĩ sẽ thi vào, mang tính may rủi, nếu trúng thì sẽ làm được bài.)

Câu 2 trang 16 SGK Ngữ văn 8 KNTT tập 1

Cái việc lơ đễnh rất hữu ý đó, cái chuyện bỏ quên hộp thuốc lào vẫn là một ám hiệu của Cai Xanh dùng tới mỗi lúc đi tìm bạn để “đánh một tiếng bạc lớn” nghĩa là cướp một đám to.

(Nguyễn Tuân, Một đám bất đắc chí)

Vì sao ở câu trên, người kể chuyện phải giải thích cụm từ “đánh một tiếng bạc lớn”? Theo em, tác giả dùng cụm từ đó với mục đích gì?

Trả lời

Người kể chuyện phải giải thích cụm từ "đánh một tiếng bạc lớn" để cho người đọc có thể hiểu được nội dung câu chuyện. Việc tác giả sử dụng như vậy giúp với mục đích tái hiện chân thực cách nói năng trong nội bộ một nhóm người mưu toan làm những việc mờ ám, không muốn để người ngoài biết được.

Câu 3 trang 16 SGK Ngữ văn 8 KNTT tập 1

Trong phóng sự Tôi kéo xe của Tam Lang (viết về những người làm nghề kéo xe chở người thời trước Cách mạng tháng Tám năm 1945), có đoạn hội thoại:

- Mày đã “làm xe” lần nào chưa?

- Bẩm, chúng cháu chưa làm bao giờ cả.

Trong Cạm bẫy người của Vũ Trọng Phụng – một tác phẩm vạch trần trò gian xảo, bịp bợm của những kẻ đánh bạc trước năm 1945 – có câu: Tôi rất lấy làm lạ là vì cứ thấy hai con chim mòng thắng trận, ù tràn đi mà nhà đi săn kia đã phí gần hai mươi viên đạn.

Nêu tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội (in đậm) trong các trường hợp trên. Đọc tác phẩm văn học, gặp những biệt ngữ như thế, việc đầu tiên cần làm là gì?

Trả lời

Biệt ngữ trong các đoạn văn trên đều được lấy từ các tác phẩm văn học viết về cuộc sống của những người làm các nghề đặc biệt trong xã hội cũ: người lao động, người nông dân,... thường chỉ đáp ứng nhu cầu giao tiếp trong phạm vi hẹp.

Việc sử dụng các biệt ngữ xã hội như vậy giúp người đọc hình dung ra được cuộc sống của những con người ấy diễn ra như thế nào. Qua đó, những trang văn hiện lên sinh động hơn, dễ lôi cuốn người đọc vào bối cảnh câu chuyện và những gì nhân vật đã trải qua.

Khi đọc các tác phẩm văn học mà gặp phải những biệt ngữ xã hội thì việc chúng ta cần làm phải tìm hiểu ngữ cảnh trong bài để xác định xem biệt ngữ đó thuộc về lớp người nào, bối cảnh nào.

Câu 4 trang 16 SGK Ngữ văn 8 KNTT tập 1

Chỉ ra biệt ngữ xã hội trong các đoạn hội thoại sau và nhận xét về việc sử dụng biệt ngữ của người nói:

a. – Cậu ấy là bạn con đấy à?

- Đúng rồi, bố. Nó lầy quá bố nhỉ?

b. – Nam, dạo này tớ thấy Hoàng buồn buồn, ít nói. Cậu có biết vì sao không?

- Tớ cũng hem biết vì sao cậu ơi.

Đọc kỹ các đoạn hội thoại và xác định biệt ngữ dựa vào nhân vật, ngữ cảnh.

Trả lời

a. Từ "lầy" là biệt ngữ xã hội chỉ những người hài hước và hóm hỉnh. Việc sử dụng biệt ngữ như vậy giúp cuộc hội thoại trở nên ngắn gọn, súc tích hơn. Đồng thời thể hiện được tính cách nhân vật.

b. Từ "hem" có nghĩa là không theo cách nói của người trẻ hiện nay. Hem biết tức là không biết. Việc sử dụng biệt ngữ như vậy làm không khí nói chuyện trở nên gần gũi hơn. Thể hiện được bối cảnh câu chuyện và đặc điểm tính cách của các nhân vật tham gia vào cuộc hội thoại đó.

-/-

Hi vọng với phần nội dung Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 16 tập 1 KNTT mà Đọc tài liệu cung cấp, các em sẽ chuẩn bị bài thật tốt trước khi tới lớp. Xem thêm các bài soạn khác của lớp 8 tại: Soạn văn 8 Kết nối tri thức cùng Đọc nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM