Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 90 tập 2 KNTT

Xuất bản: 13/12/2022 - Cập nhật: 15/12/2022 - Tác giả:

Hướng dẫn Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 90 tập 2 KNTT, trả lời các câu hỏi bài tập luyện tập thực hành trang 90 SGK Ngữ văn 7 tập 2 Kết nối tri thức.

Cùng Đọc tài liệu chuẩn bị Soạn bài Thực hành tiếng việt lớp 7 trang 90 tập 2 Kết nối tri thức - Bài 9: Hòa điệu với tự nhiên.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 90 tập 2 KNTT

Đọc tài liệu tổng hợp lại lý thuyết chính cho phần thực hành tiếng Việt trang 90 Ngữ văn 7 tập 2 KNTT, các em sẽ theo dõi dưới đây để ghi nhớ và áp dụng cho giải bài tập sau đó.

Lý thuyết

1. Khái quát từ Hán Việt

- Trong tiếng Việt có số lượng lớn các từ Hán Việt. Tiếng cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.

- Từ Hán Việt mang sắc thái:

+ Trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính

+ Tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ

+ Cổ kính, phù hợp với xã hội xưa - Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

2. Cách xác định nhanh nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt

- Khi gặp một từ có các yếu tố Hán Việt thông dụng, trước hết, có thể tách từ đó ra thành các yếu tố riêng biệt để xem xét.

Ví dụ: thuyết minh --> Tách ra thành thuyết và minh

- Tiếp đó, tập hợp những từ đã biết có một trong các yếu tố của tử được tách ở trên và xếp chúng vào các nhóm khác nhau.

Ví dụ: Nhóm có yếu tố thuyết thuyết phục, thuyết giảng, lý thuyết, diễn thuyết, nhóm có yếu tố minh minh bạch, minh mẫn, tường minh, thanh minh

- Dựa vào nghĩa chung của một vài tử đã biết trong mỗi nhóm đã suy ra nghĩa của từng yếu tố, từ đó, bước đầu xác định nghĩa của từ có yếu tố Hán Việt muốn tìm hiểu.

Ví dụ: thuyết --> có liên quan tới hành động nói; minh --> có liên quan tới sự rõ ràng, sáng sủa, thuyết minh --> nói rõ ràng ra (về một vấn đề nào đó).

Soạn Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 90 tập 2 KNTT chi tiết

Câu 1 trang 90 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 KNTT

Em hiểu như thế nào về nghĩa của các yếu tố Hán Việt tạo nên từ tín ngưỡng được dùng trong văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô? Theo em, khi chưa có sẵn từ điển trong tay, ta có thể suy đoán nghĩa của các yếu tố đó và nghĩa của từ chứa đựng.

Trả lời

Cách 1

Theo em hiểu tín có nghĩa là uy tín, chữ tín, lòng tin…; ngưỡng là tôn kính, kính ngưỡng… Hai yếu tố này hợp thành tín ngưỡng mang nghĩa chỉ niềm tin của con người được thể hiện thông qua những nghi lễ gắn liền với phong tục, tập quán để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân, cộng đồng.

- Theo em, khi chưa có từ điển trong tay ta có thể suy đoán nghĩa của các yếu tố đó và nghĩa của từ chứa đựng chúng theo cách:

+ Tách từ đó ra thành các yếu tố riêng biệt để xem xét. Ví dụ: tín ngưỡng tách thành tín và ngưỡng.

+ Tiếp đó, dựa vào từ đã biết có một trong các yếu tố của từ được tách trên vào các nhóm khác nhau. Ví dụ tín có: tín tâm, uy tín, tín nghĩa, chữ tín; ngưỡng có: kính ngưỡng, ngưỡng mộ…

+ Dựa vào nghĩa chung của một vài từ đã biết trong mỗi nhóm để suy ra nghĩa của từng yếu tố, từ đó bước đầu xác định nghĩa của từ có yếu tố Hán Việt muốn tìm hiểu.

Cách 2

Theo em hiểu:

+ “Tín” là uy tín, chữ tín, lòng tin

+ “Ngưỡng’ là tôn kính => “Tín ngưỡng” thể hiện niềm tin của con người được thể hiện thông qua những nghi lễ gắn liền với phong tục, tập quán để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân, cộng đồng.

- Theo em, khi chưa có từ điển trong tay ta có thể suy đoán các nghĩa của các yếu tố đó và nghĩa của từ chứa đựng chúng theo cách:

+ Tách từ đó ra thành các yếu tố riêng biệt để xét.

+ Dựa vào từ đã biết và phân tách chúng vào các nhóm khác nhau

+ Dựa vào nghĩa chung của một vài từ đã biết trong mỗi nhóm để suy ra nghĩa của từng yếu tố, từ đó bước đầu xác định nghĩa của từ có yếu tố Hán Việt muốn tìm hiểu.

Cách 3

Đầu tiên để hiểu được nghĩa của từ tín ngưỡng thì ta sẽ tách từ ra làm hai phần, mỗi phần là một tiếng: tín và ngưỡng. Với yếu tố tín, ta có thể nghĩ đến các từ mà yếu tố đó hiện diện như: uy tín, tín nhiệm, tín tâm, thư tín,..... Với yếu tố ngưỡng, ta có thể nghĩ đến các từ mà yếu tố đó hiện diện như: chiêm ngưỡng, ngưỡng mộ,.... Yếu tố tín và ngưỡng đều có những nghĩa cụ thể: Tín (1. đức tính thật thà, 2. tin tưởng, 3. Thư từ), Ngưỡng (1. Ngước lên, 2. Kính mến). Mặc dù có nhiều nghĩa khác nhau nhưng khi kết hợp lại hai yếu tố tín và ngưỡng thì ta có thể xác định rằng Tín trong tín ngưỡng là tin tưởng, ngưỡng trong tín ngưỡng là kính mến. Nghĩa chung của từ tín ngưỡng là tin theo một tôn giáo hoặc một điều nào đó có giá trị thiêng liêng).

Câu 2 trang 90 SGK Ngữ văn 7 tập 2 KNTT

Bản sắc, ưu tú, truyền thông là các từ có yếu tố Hán Việt. Lập bảng theo mẫu được gợi ý sau đây để xác định nghĩa của chúng:

Trả lời

Từ cần xác định nghĩa

Những từ khác có yếu tố Hán Việt tương tự

Nghĩa của từng yếu tố

Nghĩa chung của từ

Bản sắc

Bản

bản chất, bản lĩnh, bản quán, nguyên bản,...

Bản:...

Bản sắc: tính chất riêng tạo thành đặc điểm chính.

Sắc

sắc thái, sắc độ, sắc tố,...

Sắc:...

Ưu tư

Ưu

ưu điểm, ưu tú, hạng ưu, ưu ái,...

ưu: tốt,, giỏi, cái ở phía trên

ưu tư: lo nghĩ.

tư duy, tâm tư, tương tư, vô tư, tư tưởng,..

tư: suy nghĩ, ý niệm, nhớ nhung, hoài niệm

Truyền thông

Truyền

truyền đạt, truyền hình, truyền khẩu, truyền kỳ, truyền miệng, truyền thuyết,...

truyền: lan rộng, đưa từ chỗ này đến chỗ khác

truyền thông: hoạt động trao đổi thông điệp trong một nhóm người hoặc một cộng đồng để tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau hoặc hiệu biết về một sự kiện, sự việc, con người.

thông

thông: báo tin, xuyên qua được, không bị tắc nghẽn

Xem thêm

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 90 tập 2 KNTT đầy đủ nhất, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn văn 7 Kết nối tri thức.

- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 7 -

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM