Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 47 tập 1 KNTT

Xuất bản: 19/12/2022 - Cập nhật: 20/12/2022 - Tác giả:

Hướng dẫn Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 47 tập 1 KNTT, trả lời các câu hỏi bài tập luyện tập thực hành trang 47 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức.

Cùng Đọc tài liệu chuẩn bị Soạn bài Thực hành tiếng việt lớp 7 trang 47 tập 1 Kết nối tri thức - Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 47 tập 1 KNTT

Đọc tài liệu tổng hợp lại lý thuyết chính cho phần thực hành tiếng Việt trang 47 Ngữ văn 7 tập 1 KNTT, các em sẽ theo dõi dưới đây để ghi nhớ và áp dụng cho giải bài tập sau đó.

1. Ôn lại nghĩa của từ ngữ

- Nghĩa của từ ngữ là nội dung gồm có tính chất, chức năng, khái niệm, quan hệ…mà từ biểu thị.

- Nghĩa của từ ngữ được hình thành do các yếu tố khác nhau tác động trong đó có có yếu tố ngoài ngôn ngữ: sự vật, hiện tượng, tư duy. Nhân tố trong ngôn ngữ đó là cấu trúc của ngôn ngữ.

- Cách giải thích nghĩa của từ:

+ Đưa ra khái niệm, định nghĩa từ biểu thị.

+ Đưa ra các từ đồng nghĩa, trái nghĩa với những từ cần giải thích cho người khác hiểu.

2. Ôn lại một số biện pháp tu từ thường gặp

a. So sánh

- So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

Ví dụ:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

(Ca dao)

So sánh công ơn của cha mẹ với núi Thái Sơn và nước trong nguồn chảy ra, dùng những sự vật trường tồn để diễn tả sự vô tận về công lao của cha mẹ.

b. Nhân hóa

- Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.

Ví dụ:

“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”

(Tây Tiến – Quang Dũng)

Biện pháp tu từ nhân hoá: “súng ngửi trời”. Khẩu súng được nhân hóa như con người đã khiến câu thơ trở nên hóm hỉnh, tinh nghịch, nhưng không kém hào hoa của những chàng trai đất kinh thành hoa lệ lên đánh giặc ở miền Tây.

c. Điệp từ, điệp ngữ

- Điệp từ, điệp ngữ là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấm mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc… và tạo nhịp điệu cho câu, đoạn văn bản.

Ví dụ: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”

(Cây tre Việt Nam – Thép Mới)

Điệp ngữ: "giữ” (4 lần), nhằm tác dụng tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre.

d. Liệt kê

- Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt, từ hay cụm từ cùng loại để diễn được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm, để làm tăng hiệu quả biểu đạt, diễn đạt.

Ví dụ:

Thường là chở chè vối, và thỉnh thoảng củng có những chuyến chở cánh kiến trắng, cánh kiến đỏ, sợi móc, da trâu sống, xương và sừng nai hươu, xương gấu, xương hổ.

(Nguyễn Tuân)

Liệt kê các từ ngữ chè vối, cánh kiến trắng, cánh kiến đỏ, sợi móc, da trâu sống, xương và sừng nai hươu, xương gấu, xương hổ nhằm gây ấn tượng mạnh cho người tiếp nhận và sự đa dạng của các sản vật vùng biên.

Hướng dẫn Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 47 tập 1 KNTT ngắn nhất

Câu 1 trang 47 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Cách dùng từ sáng tạo và mang giá trị nghệ thuật của tác giả. Thường từ “gặp” dùng để chỉ cuộc gặp gỡ giữa người với người nhưng ở đây lại dùng trong trường hợp “gặp lá cơm nếp” ® dụng ý đầy nghệ thuật nhằm nhấn mạnh sự vật được nhắc đến.

Câu 2 trang 47 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Thơm suốt đường con” có thể hiểu là nỗi nhớ, tình yêu mà tác giả dành cho món ăn dân dã và tình cảm của tác giả dành cho mẹ của mình.

Câu 3 trang 47 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

+ Từ “mùi vị” trong mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị của nước giải khát: nói về hương vị của món ăn mà người nói đã dùng vị giác, khứu giác để cảm nhận vị ngon của món ăn đó.

+ Từ “mùi vị” trong mùi vị quê hương: nói về cảm nhận bằng trái tim, tâm hồn của tác giả đối với quê hương thân yêu của mình.

→ Nghĩa của từ  “mùi vị” trong mùi vị thức ăn, mùi vị trái chin không giống với mùi vị trong “mùi vị” quê hương.

Câu 4 trang 47 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Cách kết hợp giữa các từ ngữ trong hai dòng thơ trên tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa các câu.

→ Tác dụng: tạo nên dòng cảm xúc sâu xa, lắng đọng mà tác giả muốn gửi đến bạn đọc.

Câu 5 trang 47 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

a.

- Điệp từ: không, gấp rãi.

- Liệt kê: không rõ ràng, không giải thích được; gấp rãi ăn, gấp rãi nói, gấp rãi cười, gấp rãi khi ngày bắt đầu rụng xuống.

- So sánh: cảm giác của nhân vật “tôi” khi gió về như ai đó đuổi theo đằng sau.

→ Tác dụng: làm tăng tính nhạc, tạo giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu văn đồng thời nhấn mạnh những cảm xúc, trạng thái chờ đón của tác giả khi gió mùa về.

b.

- Điệp từ: như.

- So sánh: so sánh âm thanh của tiếng gió như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không.

→ Tác dụng: làm tăng tính nhạc, tạo giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu văn đồng thời nhấn mạnh những cảm xúc, sự chuyển động của thiên nhiên và những cảm nhận tinh tế của tác giả trước thiên nhiên đất trời.

Câu 6 trang 47 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

a.

Biện pháp nhân hóa: nắng thức rất trễ, mặt trời ngai ngái lơi lơi.

→ Tác dụng: làm tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu văn đồng thời giúp sự vật nắng và mặt trời hiện lên một cách sinh động, có hơi thở, có linh hồn như một con người.

b.

Biện pháp nhân hóa: hơi thở gió rất gần.

→ Tác dụng: làm tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu văn đồng thời giúp sự vật gió hiện lên một cách sinh động, có hơi thở, có linh hồn như một con người, qua đó thể hiện cách cảm nhận tinh tế của tác giả đối với các sự vật, sự việc trong bài.

Hướng dẫn Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 47 tập 1 KNTT chi tiết

Câu 1 trang 47 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Em có nhận xét gì về cách dùng từ gặp trong nhan đề bài thơ Gặp lá cơm nếp?

Trả lời

Cách dùng từ gặp trong nhan đề bài thơ Gặp lá cơm nếplà cách dùng từ sáng tạo và mang giá trị nghệ thuật của tác giả. Thường từ “gặp” dùng để chỉ cuộc gặp gỡ giữa người với người nhưng ở đây lại dùng trong trường hợp “gặp lá cơm nếp”. Đây là dụng ý đầy nghệ thuật của tác giả nhằm nhấn mạnh sự vật, sự việc được nhắc tới trong câu. Tác giả dùng từ gặp để thể hiện tình cảm, thái độ của người lính đối với lá cây cơm nếp. Không đơn thuần trông thấy một vật vô tri vô giác mà như được tiếp xúc với một con người – một người bạn cũ. Trong từ gặp mà tác giả dùng có chứa đựng cả cảm xúc vui mừng, trìu mến

Câu 2 trang 47 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Nêu cách hiểu của em về cụm từ “thơm suốt đường con” trong khổ thơ sau:

Mẹ ở đâu, chiều nay

Nhặt lá về đun bếp

Phải mẹ thổi cơm nếp

Mà thơm suốt đường con.

Trả lời

Trong dòng cuối của khổ thơ, từ thơm không còn đơn thuần chỉ mùi hương dễ chịu – đối tượng cảm nhận của khứu giác nữa – mà đã trở thành một biểu tượng cho hương vị quê nhà, tình cảm gia đình trìu mến, thân thương theo mỗi bước chân của người lính.

Câu 3 trang 47 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Ta thường gặp những cụm từ như mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị của nước giải khát,… Nghĩa của mùi vị trong những trường hợp đó có giống với nghĩa của mùi vị trong cụm từ mùi vị quê hương hay không? Vì sao?

Trả lời

- Nghĩa của mùi vị trong những trường hợp mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị của nước giải khát,… không giống với nghĩa của mùi vị trong cụm từ mùi vị quê hương.

+ Trong những trường hợp mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị của nước giải khát: từ “mùi vị” dùng để nói về hương vị của món ăn mà người nói đã dùng vị giác, khứu giác để cảm nhận vị ngon của món ăn đó.

+ Trong trường hợp mùi vị quê hương: từ “mùi vị” vừa mang nghĩa chỉ hương vị cụ thể, riêng nó của quê nhà, vừa mang nghĩa trừu tượng, chỉ một sắc thái đặc trưng của quê hương, của một vùng miền

Câu 4 trang 47 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Nêu nhận xét về cách kết hợp giữa các từ trong hai dòng thơ Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương. Theo em, hiệu quả của cách kết hợp đó là gì?

Trả lời

Cách kết hợp giữa các từ ngữ trong hai dòng thơ trên tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa các câu. Từ “đất nước” kết hợp với từ “mẹ già” trong mối tương quan ngang hàng, tạo nên dòng cảm xúc sâu xa, lắng đọng mà tác giả muốn gửi đến bạn đọc. Cả mẹ già và đất nước đều quan trọng và đều gợi nên những nỗi nhớ, niềm thương trong lòng người quân nhân. Cách sử dụng từ ngữ này khiến người đọc cảm nhận được nỗi nhớ thương một cách cụ thể, không còn là khái niệm trừu tượng, vô hình, không thể nắm bắt bằng giác quan, không thể đong đếm được. Cách kết hợp từ ngữ đặc biệt giúp nhà thơ diễn tả được chiều sâu tâm tư, tình cảm của người lính trên đường ra mặt trận. Họ ra đi vì mục đích lớn lao nhưng trong lòng vẫn đau đáu một nỗi nhớ thương hướng về nơi “giếng nước”, “gốc đa” quê nhà.

Câu 5 trang 47 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Chỉ ra các biện pháp tu từ trong những câu sau và nêu tác dụng:

a. Mỗi lần gió về lại cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được, như ai đó đuổi theo đằng sau, tôi gấp rãi ăn, gấp rãi nói, gấp rãi cười, gấp rãi khi ngày bắt đầu rụng xuống.

b. Thoạt đầu, âm thanh ấy sẽ sàng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không.

Trả lời

a.

- Các biện pháp tu từ trong câu:

+ Điệp từ: không, gấp rãi.

+ Liệt kê: không rõ ràng, không giải thích được; gấp rãi ăn, gấp rãi nói, gấp rãi cười, gấp rãi khi ngày bắt đầu rụng xuống.

+ So sánh: cảm giác của nhân vật “tôi” khi gió về như ai đó đuổi theo đằng sau.

- Tác dụng: Các biện pháp tu từ trong câu có tác dụng làm tăng tính nhạc, tạo giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu văn. Bên cạnh đó, những biện pháp này còn có tác dụng nhấn mạnh những cảm xúc, trạng thái chờ đón của tác giả khi gió mùa về.

b.

- Các biện pháp tu từ trong câu:

+ Nhân hóa: "e dè", "ngại ngần"

=> Tác dụng: Biến gió chướng thành một con người có tâm lí, tính cách có phần nhút nhát, rụt rè. Qua đó, người đọc cảm nhận được tình yêu của nhà văn đối với gió chướng

+ So sánh: so sánh âm thanh của tiếng gió như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không.

=> Tác dụng: Giúp cho sự vật hiện lên sinh động, cụ thể, gợi hình, gợi cảm, làm nổi bật tính chất nhẹ nhàng, diu êm, trong trẻo của thanh âm

Biến gió chướng thành một con người có tâm lí, tính cách có phần nhút nhát, rụt rè. Qua đó, người đọc cảm nhận được tình yêu của nhà văn đối với gió chướng

Câu 6 trang 47 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Trong những câu sau, biện pháp tu từ nhân hoá mang lại hiệu quả gì?

a. Trời lúc nào cũng mát liu riu, nắng thức rất trễ, tầm tám giờ sáng mới thấy mặt trời ngai ngái lơi lơi, nắng không ra vàng không ra trắng, mây cụm lại rồi rã từng chùm trên đầu.

b. Để rồi một sớm mai, bỗng nghe hơi thở gió rất gần.

Trả lời

a.

- Biện pháp nhân hóa: nắng thức rất trễ, mặt trời ngai ngái lơi lơi.

- Tác dụng: làm tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu văn đồng thời giúp sự vật nắng và mặt trời hiện lên một cách sinh động, có hơi thở, có linh hồn như một con người.

b.

- Biện pháp nhân hóa: hơi thở gió rất gần.

- Tác dụng: làm tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu văn đồng thời giúp sự vật gió hiện lên một cách sinh động, có hơi thở, có linh hồn như một con người, qua đó thể hiện cách cảm nhận tinh tế của tác giả đối với các sự vật, sự việc trong bài.

Xem thêm

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 47 tập 1 KNTT đầy đủ nhất, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn văn 7 Kết nối tri thức.

- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 7 -

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM