Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 116 tập 1 KNTT

Xuất bản: 26/12/2022 - Tác giả:

Hướng dẫn Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 116 tập 1 KNTT, trả lời các câu hỏi bài tập luyện tập thực hành trang 116 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức.

Cùng Đọc tài liệu chuẩn bị Soạn bài Thực hành tiếng việt lớp 7 trang 116 tập 1 Kết nối tri thức - Bài 5: Màu sắc trăm miền.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 KNTT trang 116

Đọc tài liệu tổng hợp lại lý thuyết chính cho phần Thực hành tiếng Việt trang 116 lớp 7 tập 1 KNTT, các em sẽ theo dõi dưới đây để ghi nhớ và áp dụng cho giải bài tập sau đó.

Ôn tập lý thuyết

1. Ngôn ngữ vùng miền

- Ngôn ngữ vùng miền (phương ngữ) là biến thể theo mỗi địa phương của một ngôn ngữ, được thể hiện chủ yếu trên các phương tiện ngữ âm và từ vựng.

- Mỗi phương ngữ có những đặc điểm riêng về ngữ âm, thể hiện qua cách phát âm của người dân mỗi địa phương.

- Đặc biệt, trong mỗi phương ngữ bao giờ cũng có một số từ ngữ không có nghĩa tương đương trong ngôn ngữ toàn dân.

2. Từ địa phương

- Mỗi vùng miền cả một số từ ngữ riêng biệt, thường gọi là từ ngữ địa phương. Những từ ngữ đó phát sinh từ những nét riêng về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lí và phong tục tập quán của cư dân địa phương.

- Từ ngữ địa phương thể hiện tính đa dạng trong ngôn ngữ của một cộng đồng.

- Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương thường chỉ được dùng ở một vùng, miền nhất định.

- Trong tác phẩm văn học, từ ngữ địa phương có thể được dùng nhằm tạo sắc thái địa phương cho sự việc, nhân vật hoặc được dùng như một phương tiện tu từ.

- Trong các văn bản khoa học, hành chính, không được dùng từ ngữ địa phương (trừ khi có lí do đặc biệt).

- Trong giao tiếp thông thường, chỉ nên dùng từ ngữ địa phương khi trò chuyện thân mật với những người nói cùng phương ngữ với mình. Ví dụ:

+ Từ ngữ địa phương Bắc Bộ: bố, mẹ, bát, béo, cốc, chăn, cơm rang, dọc mùng, dứa, hoa,…

+ Từ ngữ địa phương Trung Bộ: mi – mày, tau – tao, chủi – chổi, đọi – bát, tru – trâu, bổ – ngã, mần – làm, vô – vào, mô – đâu / nào,…

+ Từ ngữ địa phương Nam Bộ: ba, má, bạc hà, chả lụa, chảnh, bắp, trễ, nói xạo, xỉn,…

Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 116 tập 1 ngắn nhất

Câu 1

- Từ ngữ địa phương: thẫu, vịm, trẹc, o

- Vì những từ ngữ này chỉ được dùng ở vùng, miền nhất định: Miền Trung

Câu 2

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ toàn dân

- Bún tàu

- Nhiêu khê

- Trẹc

- Mè

- Miến

- Phức tạp

- Cái mẹt, mâm

- Vừng

Câu 3

- Tác dụng của việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm hến:

+ Giúp cho văn bản trở nên gần gũi, mộc mạc mang đậm tính bản sắc dân tộc khi nói về món ăn bình dân: cơm hến

Câu 4

Từ ngữ địa phươngTừ ngữ toàn dân

- Tía

- Mô

- Trái thơm

- Cái chi

- U

- Cha

- Đâu

- Quả dứa

- Cái gì

- Mẹ

Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 116 tập 1 đầy đủ

Câu 1 trang 116 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Trong câu văn sau, những từ ngữ nào có thể được xem là từ ngữ địa phương? Vì sao?

Tất cả được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán cơm hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít…

Trả lời

Những từ ngữ được xem là từ địa phương là: thẫu, vịm, trẹc, o. Vì  đây là những từ ngữ đặc trưng vùng miền mà chỉ ở một số địa phương như Huế mới sử dụng.

Câu 2 trang 116 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Liệt kê một số từ ngữ địa phương được dùng trong văn bản Chuyện cơm hến. Những từ ngữ đó có nghĩa tương đương với những từ ngữ nào được dùng ở địa phương em hoặc trong từ ngữ toàn dân?

Trả lời

Từ ngữ địa phương trong Chuyện cơm hếnTừ ngữ toàn dân/địa phương nơi khác
lạtNhạt
DuốngĐưa xuống
NéTránh
PhỏngBỏng
Túi mắt túi mũiTối mắt tối mũi
tuiTôi
xắtThái
Nhiêu khêLôi thôi, phức tạp
mèVừng
heoLợn
Vị tinhBột ngọt
thẫuthẩu
vịmliễn
trẹcMẹt
o
Bát
chiGì
môn bạc hàcây dọc mùng
trụngnhúng

Câu 3 trang 116 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Cho biết tác dụng của việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm hến.

Trả lời

Việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm hến có tác dụng khắc họa không khí, sắc thái riêng của Huế, miêu tả lối nói riêng của người Huế. Tính chất địa phương của bài tản văn góp phần tạo ấn tượng sâu đậm về Huế và văn hóa Huế. Nói về không gian văn hóa Huế bằng một số từ ngữ Huế thì sẽ nêu bật được sắc màu của Huế.

Câu 4 trang 116 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Nêu một số từ ngữ địa phương chỉ sự vật (người, cây cối, con vật,...) ở các vùng miền mà em biết và tìm từ ngữ toàn dân tương ứng

Trả lời

Từ ngữ địa phươngTừ toàn dân
Má, u, bầm, mạMẹ
Thầy, tía, cha, baBố
ChénCốc
BòngBưởi
MậnRoi
O
BáBác
Đâu
Vào
Chén, tôBát
HeoLợn
ChủiChổi
TruTrâu
Đâu
BắpNgô
MầnLàm
Hột gà, hột vịtTrứng gà, trứng vịt
Xà bôngXà phòng
TắcQuất
XỉnSay
MậpBéo
Thơm, khómDứa
BổNgã
......

Xem thêm

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 116 tập 1 KNTT đầy đủ nhất, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn văn 7 Kết nối tri thức.

- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 7 -

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM