Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 110 tập 1 KNTT

Xuất bản: 23/12/2022 - Cập nhật: 26/12/2022 - Tác giả:

Hướng dẫn Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 110 tập 1 KNTT, trả lời các câu hỏi bài tập luyện tập thực hành trang 110 - 111 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức.

Cùng Đọc tài liệu chuẩn bị Soạn bài Thực hành tiếng việt lớp 7 trang 110 tập 1 Kết nối tri thức - Bài 5: Màu sắc trăm miền.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 KNTT trang 110

Đọc tài liệu tổng hợp lại lý thuyết chính cho phần Thực hành tiếng Việt trang 110 lớp 7 tập 1 KNTT, các em sẽ theo dõi dưới đây để ghi nhớ và áp dụng cho giải bài tập sau đó.

Ôn tập lý thuyết

1. Ôn tập kiến thức về dấu câu

- Dấu câu là phương tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết.

- Dấu câu dùng thích hợp thì bài viết được người đọc hiểu rõ hơn, nhanh hơn. Không dùng dấu câu, có thể gây ra hiểu lầm.

- Có trường hợp vì dùng sai dấu câu mà thành ra sai ngữ pháp, sai nghĩa. Cho nên quy tắc về dấu câu cần được vận dụng nghiêm túc.

- Tuy vậy, cũng có trường hợp vận dụng quy tắc dấu câu cũng ít nhiều có tính chất linh hoạt. Nói chung, đó là khi mà dù không dùng dấu câu, ranh giới cũng đã rõ và không gây ra lầm lẫn.

- Tác dụng của dấu câu trong tiếng Việt là làm rõ trên mặt chữ viết một cấu tạo ngữ pháp, bằng cách chỉ ranh giới giữa các câu, giữa các thành phần của câu đơn, giữa các vế của câu ghép, giữa các yếu tố của ngữ và của liên hợp.

- Nói chung, nó thể hiện ngữ điệu lên trên câu văn, câu thơ. Cho nên, có trường hợp nó không phải chỉ là một phương tiện ngữ pháp, mà còn là phương tiện để biểu thị những sắc thái tế nhị về nghĩa của câu, về tư tưởng, về cả tình cảm, thái độ của người viết.

2. Dấu gạch ngang Dấu gạch ngang (-)

a. Nhận biết 

- Đặt đầu dòng trước những bộ phận liệt kê

- Đặt đầu dòng trước lời đối thoại

- Ngăn cách thành phần chú thích với thành phần khác trong câu

- Đặt nối những tên địa danh, tổ chức có liên quan đến nhau

- Dùng trong cách đề ngày, tháng, năm

b. Những tác dụng cụ thể 

- Để chỉ sự ngang hàng trong quan hệ từ.

Ví dụ: Tình hữu nghị giữa hai nước Việt – Trung được xây dựng và duy trì từ rất lâu.

- Đặt giữa hai con số ghép lại để chỉ một liên số hoặc một khoảng số, thường sử dụng cho ngày, tháng, năm, các năm với nhau.

Ví dụ: Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ kéo dài từ 1945 – 1975.

- Để nối những tên địa danh, tổ chức có liên quan đến nhau.

Ví dụ: Tuyến cao tốc Long Thành – Dầu Giây giúp rút ngắn khoảng cách đi thành phố Vũng Tàu.

- Dùng để liệt kê những nội dung, bộ phận liên quan.

- Để ngăn cách thành phần chú thích với thành phần khác trong câu.

- Để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật, thường được đặt đầu dòng.

Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 110 ngắn nhất

Câu 1 trang 110 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Đọc hai câu văn sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới:

a. Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…

b. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.

(1) Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong các câu văn trên

(2) Theo em, nếu không có các cụm từ được tách ra bởi dấu gạch ngang thì nội dung của những câu văn trên sẽ thay đổi như thế nào?

Trả lời

(1) Công dụng của dấu gạch ngang: bổ sung, giải thích thêm ý nghĩa cho cụm từ đứng trước nó

(2) Theo em nếu không có cụm từ được tách ra từ dấu gạch ngang thì nội dung những câu trên sẽ có phần thay đổi. Thay vì là bổ sung và giải thích thêm cho cụm từ đứng trước nó thì câu sẽ mang hàm ý liệt kê, tất cả những sự vật đó đều có vai trò, chức năng như nhau

Câu 2 trang 110 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh trong các câu sau. Cho biết điểm tương đồng giữa các đối tượng được so sánh với nhau trong mỗi trường hợp và nêu ý nghĩa của sự tương đồng đó:

a. Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất màu xuân không phải là vì thế.

b. Cuối tháng Giêng có những đêm không mưa, trời sáng lung linh như ngọc, chỉ chừng mười giờ tối thì trăng mọc cao lên đỉnh đầu

Trả lời

Cách 1

a,

- So sánh: đôi mày ai như trăng mới in ngần.

- Đôi mày ai như được trăng in ngần tạo thành hình dáng rất đẹp.

→ Ý nghĩa: tăng thêm sức gợi hình gợi cảm cũng như tình yêu thiên nhiên của tác giả.

b,

- So sánh: Trời sáng lung linh như ngọc.

- Điểm tương đồng giữa trời sáng lung linh với ngọc thì đều là những sự vật đẹp, có ánh sáng và màu sắc lung linh.

→ Ý nghĩa: tăng thêm sức gợi hình gợi cảm cho màu sắc lung linh của bầu trời.

Cách 2

a.

- So sánh: đôi mày ai - trăng mới in ngần

- Đôi mày ai như được trăng in ngần tạo thành hình dáng rất đẹp

=> Ý nghĩa: tăng thêm sức gợi hình gợi cảm cũng như tình yêu thiên nhiên của tác giả, chỉ sự thanh tân, tươi trẻ, dịu dàng

b.

- So sánh: Trời sáng lung linh - ngọc

- Điểm tương đồng giữa trời sáng lung linh với ngọc thì đều là những sự vật đẹp, có ánh sáng và màu sắc lung linh

=> Ý nghĩa: tăng thêm sức gợi hình gợi cảm cho màu sắc lung linh của bầu trời, chỉ vẻ đẹp của ánh sáng trong, thanh khiết, có sắc màu ảo diệu

Câu 3 trang 111 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được dùng trong các câu văn sau và nêu tác dụng của chúng:

a. Chàng trai kia yêu mùa xuân, phải chăng là tại lúc đôi mùa giao tiễn nhau, chàng tưởng như nghe thấy đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động trong cuộc đổi thay thường xuyên của cuộc đời?

b. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa

Trả lời

Vận dụng kiến thứ bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 110 tập 1 KNTT, em có câu trả lời như sau:

a, BPTT:

- Nhân hóa: đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động

=> Tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi cảm đồng thời làm nổi bật được sự chuyển động có nhịp, có linh hồn của sự vật thiên nhiên.

- Câu hỏi tu từ:

=> Tác dụng: tăng sức hấp dẫn, giàu giá trị gợi hình gợi cảm.

b, BPTT: nhân hóa: con ong siêng năng

=> Tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi cảm đồng thời làm cho hình ảnh của con ong trở nên sinh động như một con người đang làm việc chăm chỉ, cần mẫn

Câu 4 trang 111 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu:

Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió: ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô giá còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân

a. Chỉ ra biện pháp tu từ ở những cụm từ in đậm trong câu văn trên.

b. Biện pháp tu từ đó còn được thể hiện ở những từ ngữ nào khác trong câu?

c. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó

Trả lời

a. Biện pháp tu từ được sử dụng: điệp ngữ

b. Điệp ngữ còn thể hiện trong các từ ngữ: đừng thương

c. Tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi cảm, tăng sự diễn đạt và nhịp điệu cho câu đồng thời nhấn mạnh được tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt, thể hiện tình yêu thiên nhiên, đặc biệt là tình yêu mùa xuân Hà Nội của tác giả.

Câu 5 trang 111 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Hãy nêu tác đụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau và cho biết cách so sánh trong câu này có gì khác so với cách so sánh trong những câu văn ở bài tập 2:

Nhựa sống ở trong người căng lên như máu cũng căng lên trong lọc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành những cái lá nhỏ tí ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh

Trả lời

- Tác dụng của so sánh: tăng sức gợi hình gợi cảm, tăng sự diễn đạt và nhịp điệu cho câu đồng thời thể hiện được sức sống căng tràn của mùa xuân đã tác động và làm cho người người cũng tràn đầy cảm xúc và sự tươi mới.

- Sự khác biệt: Cách so sánh ở bài 2 là so sánh sự vật, hiện tượng này với một sự vật hiện tượng khác, còn cách so sánh ở bài này là sự vật được so sánh với một hoạt động, một sự vận động đang diễn ra.

Xem thêm

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 110 tập 1 KNTT đầy đủ nhất, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn văn 7 Kết nối tri thức.

- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 7 -

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM