Cùng Đọc tài liệu trả lời 4 câu hỏi trong phần Thực hành Tiếng Việt Bài 4: Hài kịch và truyện cười. Trong phần này các em sẽ được luyện tập về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn.
Khái niệm nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn
- Nghĩa tường minh của câu là nội dung thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu.
- Nghĩa hàm ẩn của câu là nội dung thông báo được suy ra từ nghĩa tường minh và từ ngữ cảnh. Nghĩa hàm ẩn được sử dụng trong đời sống và trong tác phẩm học để diễn tả những nội dung tế nhị hoặc để tăng hiệu quả giao tiếp.
Thực hành Tiếng Việt bài 4: Nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn
Dưới đây là hướng dẫn trả lời chi tiết 4 câu hỏi trong bài:
Câu 1. Xác định nghĩa hàm ẩn của những câu dưới đây:
a. Nói thật với ông: Chú em rể tôi vừa trúng chủ tịch huyện, chú ấy nể tôi lắm. (Lưu Quang Vũ)
b. Thằng cha lang băm nào cho anh đơn mua cái kính này thế? (Nê-xin)
c. Cậu phải đi khám bệnh viện nhà nước xem sao! (Nê-xin)
Trả lời:
a. Nhằm khoe khoang với người khác về mối quan hệ của mình giữa lãnh đạo cấp trên đầy thân thiết, kính nể.
b. Chê bai bác sĩ cắt kính cho nhân vật “tôi”.
c. Chê bai bệnh viện tư nhân không sánh được bằng bệnh viện nhà nước.
Câu 2. Đọc đoạn văn dưới đây (trích tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố) và thực hiện các yêu cầu nêu sau đó:
Chị Dậu vừa nói vừa mếu:
- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.
Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:
- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?
Điểm thêm một giây nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:
- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
a. Nêu nghĩa hàm ẩn của những câu in đậm. Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng câu có nghĩa hàm ẩn?
b. Nghĩa hàm ẩn trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy?
Trả lời:
a. Nghĩa hàm ẩn trong câu:
- Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi: đây là bữa cuối cùng của cái Tí khi ở nhà.
- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài: chị Dậu sẽ đem bán cái Tí cho nhà cụ Nghị.
Chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng câu có nghĩa hàm ẩn vì chị sợ mình sẽ càng thêm đau lòng, và lại khiến cái Tí tổn thương.
b. Nghĩa hàm ẩn trong câu “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài” rõ hợn. Chị Dậu phải nói rõ như vậy vì muốn cái Tí hiểu rõ vấn đề rằng mình sẽ không ở nhà và sẽ chuyển đến ở nơi khác.
Câu 3. Ghép câu tục ngữ ở cột bên trái với nghĩa hàm ẩn tương ứng ở cột bên phải:
Tục ngữ | Nghĩa hàm ẩn |
a) Cái nết đánh chết cái đẹp | 1)việc làm ra thóc gạo vô cùng vất vả, khó nhọc |
b) Một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi. | 2) có danh tiếng tốt quan trọng hơn có nhiều của cải, tiền bạc |
c) Một điều nhịn chín điều lành | 3) cái đẹp về đạo đức có giá trị cao hơn hẳn cái đẹp bề ngoài |
d) Một nghề cho chín còn hơn chín nghề | 4) nhẫn nhịn sẽ giúp tránh được những điều không hay |
e) Tốt danh hơn lành áo | 5) thành thạo, tinh thông một nghề con hơn biết nhiều nghề không đến nơi đến chốn |
Trả lời:
a – 3
b – 1
c – 4
d – 5
e – 2
Câu 4. Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích và bài học em rút ra được từ câu tục ngữ đó.
Trả lời:
Ông cha ta có câu “Uống nước nhớ nguồn” nói đến bài học về lòng biết ơn. Xét về nghĩa đen, “uống nước” là uống, thưởng thức dòng nước mát; còn “nguồn” chính là nơi khởi đầu của dòng nước. Xét về nghĩa bóng, “uống nước” là hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra và “nhớ nguồn” là biết ơn, nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó. Từ đó, câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ con người sống cần có lòng biết ơn, trọng tình nghĩa. Chúng ta cần hiểu rằng mọi thành quả mà con người được hưởng đều được tạo ra từ mồ hôi, công sức lao động. Từ đó, bản thân luôn cố gắng phấn đấu để trở thành một người có ích cho xã hội. Có thể thấy, những câu tục ngữ tuy ngắn gọn, nhưng lại chứa đựng lời khuyên sâu sắc, giá trị.
-/-
Trên đây là toàn bộ nội dung Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 4 Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh Diều mà các em cần chuẩn bị trước tại nhà. Chúc các em học tốt với trọn bộ tài liệu Soạn văn 8 !