Cùng Đọc tài liệu trả lời câu hỏi trong nội dung phần CÂU HỎI CUỐI BÀI Soạn bài Đẽo cày giữa đường SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều, giúp các em chuẩn bị tốt soạn văn 7 trước khi tới lớp.
Câu hỏi
Theo em, có thể rút ra những bài học nào từ câu chuyện này? Ý nghĩa chính của thành ngữ đẽo cày giữa đường là gì?
(Câu hỏi 4 trang 7 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều)
Trả lời
Gợi ý 1:
- Có thể rút ra những bài học từ câu chuyện trên là:
+ Phê phán người không có chính kiến của mình
+ Cần lắng nghe ý kiến và có chọn lọc xem ý kiến nào phù hợp với bản thân
+ Đừng tin vào những gì bạn nghe mà hãy tin vào những gì bạn trải nghiệm
- Ý nghĩa của thành ngữ đẽo cày giữa đường là: phê phán những người không có chính kiến của mình, tin người và không tập trung.
Gợi ý 2:
- Những bài học có thể rút ra từ truyện:
+ Câu chuyện muốn khuyên nhủ mọi người biết giữ lập trường, quan điểm vững vàng, kiên định và bền chí để đạt được mục tiêu của chính mình
+ Khi đứng trước một quyết định của bản thân, chúng ta không nên dao động trước ý kiến của người khác và phải biết lắng nghe một cách chọn lọc, có cân nhắc, suy nghĩ đúng đắn
- Ý nghĩa của thành ngữ Đẽo cày giữa đường: hàm ý chê những kẻ không có lập trường, chính kiến của bản thân, luôn thay đổi theo ý kiến người khác, cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì.
Xem thêm các câu hỏi khác trong bài soạn Đẽo cày giữa đường
- Người thợ mộc được góp ý những gì?
- Người thợ mộc phải chịu hậu quả như thế nào?
- Em hãy nêu bối cảnh của truyện Đẽo cày giữa đường
- Người thợ mộc hành động như thế nào sau mỗi lần được góp ý?
- Vì sao người thợ mộc lại phải chịu hậu quả: Vốn liếng đi đời nhà ma?
- Sự việc trong cuộc sống có tình huống tương tự truyện Đẽo cày giữa đường
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi 4 trang 7 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều "Theo em, có thể rút ra những bài học nào từ câu chuyện này? Ý nghĩa chính của thành ngữ đẽo cày giữa đường là gì?"
Trọn bộ Soạn văn 7 Cánh Diều do Đọc tài liệu biên soạn sẽ giúp các em học tốt môn Ngữ Văn!