Tập làm văn: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối

Xuất bản: 12/08/2019

Tập làm văn: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối trang 41, tuần 22 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu nhắc lại lý thuyết và gợi ý làm bài SGK cho các em tham khảo.

Soạn bài Tập làm văn lớp 4: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối trang 41, tuần 22 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn nội dung lý thuyết: Miêu tả các bộ phận của cây cối. Cùng với đó là gợi ý làm bài tập thực hành Tập làm văn lớp 4 trang 41, 42 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Các em cũng theo dõi để có thể học bài, làm bài văn miêu tả cây cối lớp 4 thật tốt nhé.

ập làm văn lớp 4: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối trang 41, tuần 22 SGK Tiếng Việt 4 tập 2


Kiến thức cần nhớ

Lưu ý khi miêu tả các bộ phận của cây cối lớp 4

- Lựa chọn bộ phận cây muốn miêu tả.
- Quan sát, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu.
- Viết thành đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

Gợi ý làm bài tập SGK

Câu 1 (trang 41 sgk Tiếng Việt 4): Đọc và nhận xét các đoạn văn tả thân, gốc một số loài cây. Theo em cách tả của tác giả trong mỗi đoạn văn có gì đáng chú ý.

Gợi ý trả lời:

1. Đoạn văn 1: tả lá bàng của Đoàn Giỏi Tác giả đã miêu tả màu sắc của lá bằng biến đổi theo từng thời kì: mùa xuân lá bàng mới nảy trông theo như những ngọn lửa xanh. Mùa hè, lá lên thật dày mang màu xanh ngọc bích. Mùa thu lá chuyển sang màu lục. Mùa đông, khi sắp rụng lá bàng chuyển sang màu đồng hun.

2. Đoạn văn 2: tả bàng thay lá của Hoàng Phủ Ngọc Tường: Tác giả chọn thời kì bàng thay lá với sự xuất hiện của lộc non và phát triển thành búp lá với những giai đoạn phát triển khác nhau. Sau đó lại tả tiếp sự xuất hiện của lứa lộc thứ hai. Lứa lộc này màu đỏ đọt. (Khi miêu tả, tác giả luôn chú trọng sử dụng các từ ngữ so sánh).

3. Đoạn văn 3: Tả cây sồi già của Lép-tôn-xtôi Tác giả chọn thời điểm từ mùa đông sang mùa hè với sự thay đổi của cây sồi: từ nứt nẻ đầy sẹo, già cỗi chuyển thành một cây sồi có một sức sống mới: vòm lá xum xuê tỏa rộng. Ngoài những hình ảnh so sánh, tác giả còn sử dụng biện pháp nhân hóa tạo cho đoạn văn sinh động cuốn hút người đọc.

4. Đoạn văn 4: Tả cây tre của Bùi Ngọc Sơn Tác giả tả cả một bụi tre gồm tre già và búp măng và những đặc điểm của loài tre: rậm rạp, bù xù, gai góc. Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh làm cho lời văn vừa cụ thể vừa có giá tri gợi hình, gợi tả cao.

Câu 2 (trang 42 sgk Tiếng Việt 4): Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích.

Gợi ý trả lời:

Các em học sinh trước khi viết đoạn văn tả một bộ phận của cây, cần chú ý:

- Lựa chọn bộ phận cây muốn miêu tả.
- Quan sát, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu.
- Viết thành đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

Đoạn văn tham khảo:

Phượng vĩ là loài cây em yêu nhất. Bởi vậy, cây phượng vĩ ở góc sân trường đã gắn bó thân thiết với em. Phượng vĩ đẹp nhất trong em không chỉ là hoa hay lá, mà phượng còn đẹp ở cái dáng nghiêng nghiêng chiều lượn, chiều quằn. Thân cây to, tỏa nhiều cành. Dưới gốc, một vòng tay em ôm thân cây không xuể. Thời gian đã khoác lên cây chiếc áo nâu sần sùi, sờn bạc. Thế nhưng bên trong lớp áo ấy là dòng nhựa mát lành luôn vận chuyển chất màu. Nhờ dòng nhựa ấy mà cây quanh năm xanh tốt. Và có lẽ vẻ đẹp của cây hội tụ lại ở những chùm hoa đỏ thắm trên cành.

***

Soạn bài Tập làm văn: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối trang 41 SGK Tiếng Việt 4 tập 2, đã được Đọc tài liệu biên soạn và chia sẻ chi tiết phía trên. Chúc các em học sinh có tiết học luyện tập làm văn 4 thật bổ ích.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM