Tập làm văn: Luyện tập giới thiệu địa phương

Xuất bản: 08/08/2019

Soạn bài Tập làm văn: Luyện tập giới thiệu địa phương lớp 4 trang 19 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu tổng hợp đầy đủ, chia sẻ cho các em học sinh tham khảo về giới thiệu địa phương

Soạn bài Tập làm văn: Luyện tập giới thiệu địa phương lớp 4 trang 19 SGK Tiếng Việt 4 tập 2, Đọc tài liệu biên soạn đầy đủ các nội dung cần lưu ý khi làm bài văn giới thiệu địa phương cùng với gợi ý trả lời các câu hỏi, bài tập trang 19, 20 SGK.

Soạn bài Tập làm văn: Luyện tập giới thiệu địa phương lớp 4 trang 19 SGK Tiếng Việt 4 tập 2


Kiến thức cần nhớ

Bài văn giới thiệu địa phương lớp 4 cũng tương tự như một bài văn kể chuyện có kết hợp với miêu tả. Vì vậy các em học sinh cần nhớ được những nội dung chính khi là bài văn kể chuyện, kết hợp cùng với một vài câu văn miêu tả để có thể làm được dạng bài văn lớp 4 chủ đề giới thiệu về địa phương.

Dàn ý viết bài văn giới thiệu về địa phương lớp 4

Mở bài: 

Giới thiệu về địa phương của em: tên địa phương, vị trí hành chính, tình hình phát triển của địa phương.

Thân bài:

Nêu những đặc điểm của địa phương mà em biết:

- Tình hình kinh tế
- Tình hình dân cư
- Tình hình giáo dục
- Tình hình giao thông
...

Nêu những đổi mới của địa phương em trong thời gian gần đây, về chính các lĩnh vực trên.

- Tình hình kinh tế
- Tình hình dân cư
- Tình hình giáo dục
- Tình hình giao thông
...

Nguyên nhân dẫn tới những thay đổi tích cực đó ở địa phương em (nếu biết).

Kết bài:

Tổng hợp lại những thay đổi tích cực của địa phương.

Gợi ý trả lời câu hỏi SGK

Bài 1 trang 19 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi

Nét mới ở Vĩnh Sơn

Vĩnh Sơn là một xã miền núi thuộc huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định; đồng bào phần lớn là người dân tộc Ba-na. Vốn là xã có nhiều khó khăn nhất huyện, đói nghèo đeo đẳng quanh năm, cuộc sống ở xã vùng cao này giờ đây đã có nhiều đổi khác.

Nét nổi bật nhất ở Vĩnh Sơn hôm nay là người dân đã biết trồng lúa nước. Ngày trước chỉ quen phát rẫy làm nương nay đây mai đó, giờ đây toàn xã đã trồng lúa nước hai vụ một năm với năng suất khá cao. Bà con trong xã không những không lo thiếu ăn, mà còn có lương thực để chăn nuôi.

Một điều nổi bật nữa ở Vĩnh Sơn là phát triển nghề nuôi cá. Nhiều ao hồ được người dân dùng nuôi cá với sản lượng hằng năm tới hai tấn rưỡi trên một héc-ta. Ước muốn của người dân vùng cao chở cá ngược về xuôi bán đã trở thành hiện thực.

Nhờ phát triển kinh tế, đời sống người dân được cải thiện rõ têt. Trong xã, cứ 10 hộ thì 9 hộ có điện dùng, 8 hộ có phương tiện nghe – nhìn, 3 hộ có xe máy. Đầy năm học 2000 – 2001, số học sinh đến trường tăng gấp rưỡi so với năm học trước.

Theo báo Nhân dân

Trả lời các câu hỏi:

a. Bài văn giới thiệu những đổi mới của địa phương nào?

b. Kể lại những nét đổi mới nói trên

Gợi ý trả lời

a) Bài văn giới thiệu những nét đổi mới của xã miền núi Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. Đồng bào ở đây phần lớn là người Ba Na.

b) Kể lại những nét đổi mới nói trên:

Những nét đổi mới nổi bật ở Vĩnh Sơn hôm nay là người dân đã định canh định cư. Trước kia, họ ở nay đây mai đó, chuyên phát rẫy làm nương thì nay đã ổn định nơi ăn chốn ở, xây dựng xóm làng, biết trồng lúa nước đạt năng suất cao, thoát cảnh thiếu đói và đã có dư lương thực, ở đây, nghề cá cũng được phát triển. Nhiều ao nuôi cá có sản lượng cao. Họ đã có thể chở cá về vùng xuôi bán.

Đời sống của làng bản được cải thiện rõ rệt. Hầu hết các nhà có điện dùng, nhiều nhà có ra-đi-ô, ti-vi hoặc xe máy. Số học sinh tới trường cứ tăng cao dần.

Bài 2 trang 20 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em

(M: Phát triển phong trào trồng cây gây rừng, phát triển chăn nuôi, phát triển nghề phụ, giữ gìn xóm làng hay phố sạch đẹp,..)

Gợi ý trả lời

Khu phố của em thuộc phạm vi ngoại thành của thành phố. Trước kia nó thuộc vào một xã ven thị nhưng nay đã được chuyển thành phường. Con đường chính chạy dọc khu phố em đã được trải nhựa. Vỉa hè hai bên được lát gạch mới. Nhiều cây xanh được trồng đem lại cho đường phố vỏ tươi xanh, mát mẻ. Việc giữ gìn vệ sinh công cộng được đẩy mạnh nên đường phố luôn sạch đẹp. Những người lấn chiếm lòng đường và vỉa hè để buôn bán đều phải lui vào theo quy định chung. Buổi tối, khi đèn chiếu ở hai bên hè phố bật lên, đèn của các nhà cũng đều tỏa sáng thì nhìn khu phố thấy đẹp đẽ lung linh.

>>Xem thêm:

***

Soạn bài Tập làm văn: Luyện tập giới thiệu địa phương lớp 4 trang 19 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu tổng hợp, biên soạn các nội dung hữu ích, các em chú ý theo dõi để nắm bắt được bài và vận dụng tốt cho cuộc sống của mình.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM