Tập làm văn: Kể chuyện (Kiểm tra viết)

Xuất bản: 06/08/2019

Đọc tài liệu hướng dẫn bài Tập làm văn: Kể chuyện (Kiểm tra viết) trang 124 Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 giúp em biết cách đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện.

Để chuẩn bị cho tiết Tập làm văn: Kể chuyện (Kiểm tra viết) trang 124 SGK Tiếng Việt 4 tập 1, mời các em tham khảo tài liệu dưới đây của Đọc tài liệu, bao gồm các bước làm bài tập làm văn kể chuyện và hướng dẫn cách kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng chính lời của cậu bé.

Tập làm văn: Kể chuyện (Kiểm tra viết) trang 124 tuần 12

I. Các bước làm một bài văn kể chuyện

Bước 1: Đọc kĩ đề, phân tích yêu cầu đề bài.

- Đọc kĩ đề bài, gạch dưới mệnh lệnh đề ra (là các từ: kể, viết tiếp, hãy tưởng tượng và kể, thay lời nhân vật, đóng vai, phát triển...); xác định vị trí nhân xưng khi kể chuyện.

Mệnh lệnh đề bài giúp các em nhận dạng hình thức kể chuyện thuộc dạng nào: văn kể chuyện cơ bản hay văn kể chuyện sáng tạo.

- Ở văn kể chuyện cơ bản: các em là người dẫn chuyện.

- Ở văn kể chuyện sáng tạo: các em có thể là nhân vật trong truyện, kể chuyện theo lời kể của một trong các nhân vật trong truyện, các em xây dựng cốt truyện riêng theo cốt truyện cơ bản kết hợp với trí tưởng tượng của chính các em.

Việc phân biệt được dạng văn nào rất quan trọng vì các em sẽ thực hiện bài viết của mình đúng vị trí nhân xưng dẫn chuyện theo đề bài yêu cầu.

Bước 2: Nắm vững nội dung câu chuyện kể

- Câu chuyện kể thuộc loại gì? (Truyện cổ tích, truyện theo chủ đề, truyện đã nghe thầy cô giáo kể, truyện trong chương trình học...).

Các em tìm đọc nội dung truyện kể đó.

- Nội dung câu chuyện sắp kể có thể được thể hiện bằng một đoạn kịch, một bài thơ. Các em phải nắm vững nội dung đoạn kịch, bài thơ đó.

- Câu chuyện sắp kể là một chuyện thực tế (các em chứng kiến hay tham gia).

Các em ghi lại diễn biến các sự việc đã xảy ra theo trình tự thời gian hoặc không gian.

Bước 3: Lập bàn bài chi tiết.

Dựa vào dàn bài cơ bản văn kể chuyện, lập bàn bài chi tiết theo đề bài cho:

- Mở đầu câu chuyện: nơi chốn, thời gian xảy ra câu chuyện. Giới thiệu nhân vật chính của truyện.

- Diễn biến câu chuyện:

Thứ tự thời gian Nhân vật Sự việc

Ghi theo câu chuyện Ghi từng nhân vật Ghi từng sự việc

- Kết thúc câu chuyện: kết quả các sự việc diễn ra như thế nào? Nêu nhận định, cảm xúc của em về câu chuyện.

Bước 4: Trình bày bài viết.

- Mở đầu (mở đầu câu chuyện): vận dụng mở bài trực tiếp hoặc mở bài gián tiếp để giới thiệu câu chuyện định kể.

- Thân bài (diễn biến câu chuyện): kể lại câu chuyện theo diễn biến câu chuyện, các tình tiết của truyện theo trình tự không gian hoặc thời gian.

- Kết luận (kết thúc câu chuyện): vận dụng kết bài mở rộng hoặc kết bài không mở rộng để kết thúc bài văn.

II. Hướng dẫn làm bài tập làm văn kể chuyện

Câu 1 (trang 124 sgk Tiếng Việt 4) : Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng chính lời của cậu bé

Trả lời:

" Các bạn thân mến của tôi ạ! Tôi là An-đrây-ca kể với các bạn mẩu chuyện liên quan đến tôi mà cho đến bây giờ nó vẫn cứ dằn vặt tôi. Vâng! Tôi là một kẻ có lỗi trong chuyện này

Hồi ấy, tôi mới lên chín, sống với mẹ và ông. Ông tôi đã 96 tuổi nên sức khỏe rất yếu. Vào một buổi chiều nọ, ông tôi nói với mẹ tôi rằng:"Con ơi! Bố thấy khó thở lắm!" Nghe ông nói thế, mẹ tôi bảo tôi ra phố mua thuốc cho ông. Tôi nhanh nhẹn đi ngay. Ra đường, tôi gặp mấy đứa bạn thân rủ chơi bóng. Tôi nhập cuộc ngay.Giữa chừng tôi sực nhớ ra phải đi mua thuốc, vội vàng chạy đi mua mang về cho mẹ.

Khi tôi về, tôi thấy mẹ gục bên người ông khóc nức nớ. Thì ra ông tôi đã qua đời. Tôi hốt hoảng bồn chồn. Tôi nghĩ:"Chỉ vì mình mải chơi mua thuốc về chậm lên ông mất". Tôi òa khóc kể hết mọi chuyện cho me. Mẹ tôi an ủi:

- An-đrây-ca! Con không có lỗi. Chẳng có thuốc nào chữa khỏi bệnh của ông cả.Ông mất khi con vừa bước ra khỏi nhà

Có thể ông mất do tuổi gà sức yếu không liên quan gì đến tôi như mẹ nói. Nhưng dù sao đối với tôi hành động mải chơi của mình và cái chết của ông mãi làm tôi dằn vặt, day dứt.

*************

Hy vọng hướng dẫn soạn bài Tập làm văn: Kể chuyện (Kiểm tra viết) trang 124 trên đây của Đọc tài liệu sẽ giúp các em chuẩn bị bài tốt hơn, qua đó tiếp thu kiến thức và hoàn thành các bài tập. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM