Tập đọc: Lòng dân (tiếp theo)

Xuất bản: 11/07/2019 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn bài tập đọc Lòng dân (tiếp theo) trang 29 SGK Tiếng Việt 5 tập 1, tìm hiểu tiếp vở kịch Lòng dân và trả lời các câu hỏi, bài tập SGK.

Thông qua bài tập đọc tiết đầu tiên các em đã có những nhận xét và nắm bắt được các nhân vật trong vở kịch Lòng dân. Ở tiết học tập đọc Lòng dân (tiếp theo) trang 29, các em sẽ được tìm hiểu tiếp phần còn lại của vở kịch này, qua đó nắm được nội dung, ý nghĩa của truyện và hoàn thành các bài tập trong SGK. Cùng tham khảo hướng dẫn tại đây nhé!

Tập đọc: Lòng dân (tiếp theo) trang 29

I. Tóm tắt truyện Lòng dân 

(1) Trong một ngôi nhà nông thôn Nam Bộ, khi hai mẹ con dì Năm đang ăn cơm thì một chú cán bộ cách mạng bị địch đuổi bất ngờ chạy vào.

(2) Dì Năm đưa cho chú chiếc áo để thay, bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm.

(3) Mặc cho bọn giặc có dọa nạt, thậm chí là bắt trói, dì Năm kiên quyết không khai ra chú cán bộ.

(4) Cậu bé An tuy tuổi còn nhỏ nhưng cũng rất dũng cảm, mưu trí cùng với mẹ đấu trí với bọn giặc che chở cho chú cán bộ cách mạng.

(5) Khi bọn giặc yêu cầu kiểm tra giấy tờ, dì Năm đã vô cùng thông minh, nhanh trí vào buồng lấy giấy tờ. Vờ hỏi chú cán bộ giấy tờ ở đâu. Sau đó lại đọc to thông tin trong giấy tờ.Vừa để bọn giặc tin vào điều mình nói vừa để chú cán bộ nắm được thông tin và trả lời giặc.

(6) Nhờ có sự thông minh, dũng cảm của hai mẹ con dì Năm và sự bình tĩnh phối hợp của chú cán bộ mà ba người đã thành công qua mắt được hai tên giặc

II. Hướng dẫn làm bài tập SGK

Câu 1 (trang 31 sgk Tiếng Việt 5): An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?

Hướng dẫn soạn bài:

An đã làm cho bọn giặc mừng hụt khi trả lời tên cai: "Dạ, không phải tía." "Dạ cháu kêu bằng ba chứ không phải tía."

Câu 2 (trang 31 sgk Tiếng Việt 5): Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?

Hướng dẫn soạn bài:

Dì Năm ứng xử với tên cai rất thông minh, qua các chi tiết: kéo dài thời gian để ngầm báo với chú cán bộ về tuổi người chồng và chá chồng thật của dì Năm, qua đó người cán bộ sẽ trả lời với tên Cai trùng khớp với ý dì Năm.

Câu 3 (trang 31 sgk Tiếng Việt 5): Vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân?

Hướng dẫn soạn bài:

Vở kịch được đặt tên là Lòng dân vì nội dung vở kịch đa thể hiện tinh thần bảo vệ cán bộ cách mạng của người dân trong bất kì hoàn cảnh nào. Qua đó ca ngợi tấm lòng của dân đối với cách mạng. Người cán bộ cách mạng dù ở đâu cũng được dân che chở, nuôi giấu.

Câu 4 (trang 31 sgk Tiếng Việt 5): Phân vai, đọc diễn cảm toàn bộ đoạn kịch.

Hướng dẫn soạn bài:

Học sinh tự phân vai và đọc diễn cảm vở kịch.

*********

Với hướng dẫn soạn bài tập đọc Lòng dân (tiếp theo) trang 29 SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trên đây, hy vọng các em đã nắm được nội dung, ý nghĩa của vở kịch, đồng thời ôn tập và củng cố lại được những kiến thức đã được học ở tiết tập đọc trước. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM