Tại sao các loài thực vật sống ở rừng ngập mặn có khả năng

Xuất bản: 16/01/2023 - Tác giả:

Tại sao các loài thực vật sống ở rừng ngập mặn có khả năng hấp thụ nước từ môi trường có nóng độ muối cao? Câu hỏi luyện tập 3 trang 59 sách giáo khoa Sinh học 10 CTST.

Cùng Đọc Tài Liệu tham khảo các gợi ý trả lời câu hỏi luyện tập 3 trang 59 thuộc nội dung câu hỏi soạn bài Vận chuyển các chất qua màng sinh chất sách giáo khoa Sinh học 10 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi luyện tập 3 trang 59 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo

Chi tiết câu hỏi: Tại sao các loài thực vật sống ở rừng ngập mặn có khả năng hấp thụ nước từ môi trường có nóng độ muối cao?

Trả lời:

- Các loài thực vật sống ở rừng ngập mặn có khả năng hấp thụ nước từ môi trường có nồng độ muối cao vì: Các loài thực vật này đã vận chuyển chủ động các chất tan từ môi trường vào trong không bào của tế bào rễ để tạo nên áp suất thẩm thấu cao. Nhờ đó, chúng hấp thụ được nước từ môi trường.

- Ở các loài này, có hai cách hấp thụ và bài tiết muối được áp dụng khá phổ biến:

+ Nhóm tiết muối ra ngoài: Gồm các loài cây hút nước mặn vào cơ thể rồi thải ra ngoài theo các tuyến đặc biệt gọi là tuyến tiết muối trên lá như: Mắm, Sú.

+ Nhóm tích tụ muối gồm các loài cây có thể hút nước mặn vào cơ thể rồi lọc lấy nước, còn muối có hại thì tích vào trong các lá già, khi rụng thì thải muối ra ngoài. Trong nhóm này có: Giá, Vạng hôi, Trang, Vẹt dù.

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi luyện tập 3 trang 59: "Tại sao các loài thực vật sống ở rừng ngập mặn có khả năng hấp thụ nước từ môi trường có nóng độ muối cao?" thuộc nội dung soạn bài Vận chuyển các chất qua màng sinh chất sgk Chân trời sáng tạo, nằm trong bộ giải sinh 10 Chân trời sáng tạo tổng hợp và biên soạn bởi Doctailieu.com.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM