Cùng Đọc Tài Liệu tham khảo các gợi ý trả lời câu 3 trang 35 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo phần câu hỏi Suy ngẫm và phàn hồi soạn bài Tục ngữ và sáng tác văn chương.
Câu 3 trang 35 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo
Chi tiết câu hỏi: Em hãy nêu tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản “Chim trời, cá nước...” - xưa và nay. Tìm một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương.
Cách trả lời 1:
- Tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản “Chim trời, cá nước...” - xưa và nay:
+ Tăng thêm độ tin cậy, sức thuyết phục về nhận thức cho người đọc
+ Khiến hình ảnh trong văn bản sinh động, hấp dẫn và dễ đi vào lòng người đọc hơn.
+ Việc nhân vật tía nuôi giảng giải về bối cảnh mới (đã khác xưa) đã giúp độc giả nhận thức đúng đắn hơn về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và cách dùng câu tục ngữ này.
- Một số câu tục ngữ được sử dụng trong văn chương:
+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
+ Có công mài sắt, có ngày nên kim
+ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
+ Con trâu là đầu cơ nghiệp
+ Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng
Cách trả lời 2:
- Việc sử dụng tục ngữ trong văn bản giúp diễn đạt thêm phong phú, cùng với đó làm tăng tính gợi cảm trong văn bản, cô đúc suy nghĩ, tăng sự thuyết phục về một nhận thức của con người.
- Một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương: Bảy nổi ba chìm, Phải duyên phải kiếp, Đừng xanh như lá bạc như vôi, Cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm…
Các câu hỏi khác trong bài
- Đọc văn bản Nàng Bân, Chim trời, cá nước... - xưa và nay
- Sau khi đọc truyện Nàng Bân, em hiểu thế nào về cái rét nàng Bân
- Câu trả lời của tía nuôi nhân vật tôi ở cuối văn bản thứ hai
Hướng dẫn soạn văn 7 Chân trời bởi Doctailieu.com