Cùng Đọc tài liệu gợi ý trả lời câu 5a trang 42 phần Sau khi đọc nội dung Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây, giúp các em soạn bài thật tốt trước khi tới lớp.
Câu 5a trang 42 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST
Trả lời
Cách 1
Trong văn bản này, tác giả sử dụng nhiều biện pháp nói quá và ví von để miêu tả nhân vật. Đây là một đặc trưng của thể loại sử thi, sử dụng những hình ảnh vĩ đại, hoành tráng để miêu tả con người, nhất là những người anh hùng
Ví dụ:"Chàng múa trên cao. gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc''. Những câu văn giống như đòn bẩy, miêu tả chi tiết làm nổi bật vẻ đẹp của vị anh hùng. Các hình ảnh so sánh với Đăm Săn đều xuất phát từ thiên nhiên. Sức mạnh của Đăm Săn sánh ngang trời đất.
Cách 2
Có thể nói trong văn bản này, tác giả sử dụng nhiều biện pháp nói quá và ví von để miêu tả nhân vật. Đây là một đặc trưng của thể loại sử thi, sử dụng những hình ảnh vĩ đại, hoành tráng để miêu tả con người, nhất là những người anh hùng. Điều này giúp đặc tả được ngoại hình cũng như tính cách của nhân vật trong văn bản
Ví dụ:"Chàng múa trên cao. gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc''. Những câu văn giống như đòn bẩy, miêu tả chi tiết làm nổi bật vẻ đẹp của vị anh hùng.Các hình ảnh so sánh với Đăm Săn đều từ thiên nhiên. Người dân như muốn nói rằng sức mạnh của Đăm Săn có thể sáng ngang đất trời
Ngôn ngữ sử thi có thể thấy dùng nhiều từ ngữ cổ hay đặc trưng của một vùng hoặc một thời kỳ. Phần lớn ngôn ngữ đều mạc nét hào sảng, mộc mạc
Cách 3
- Lối nói quá được sử dụng trong văn bản:
+) “Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô”.
+) “Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây”.
+) “Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”.
=> Lối nói quá được sử dụng trong văn bản
- Cách ví von được sử dụng trong văn bản:
+) “Khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô”. à tài múa khiên thấp kém của Mtao Mxây.
+) Múa trên cao, gió như bão; múa dưới thấp, gió như lốc à nhấn mạnh, làm nổi bật tài năng phi thường, sức mạnh như vũ bão của tù trưởng Đăm Săn.
- Ngôn ngữ sử thi trong văn bản trên khá giản dị, hàm súc, bộc lộ rõ tính hào hùng; đôi khi có vần, có nhịp như những bài thơ (“Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc”); sử dụng những từ ngữ địa phương mang đậm không gian sử thi Tây Nguyên (ché rượu, khiên, diêng, cồng hlong, ...).
Xem thêm:
- Tóm tắt các sự kiện chính trong văn bản Đăm săn chiến thắng Mtao Mxây
- Đăm Săn đã gặp khó khăn gì vào thời điểm cuối cuộc giao chiến
- Đăm Săn và Mtao Mxây đều là những tù trưởng tài giỏi
- Trong sử thi, lời nói của nhân vật thường góp phần quan trọng trong việc thể hiện tính cách
- Cụm từ bà con xem... trong văn bản trên là lời của ai hướng đến ai?
- Cảnh tiệc tùng và hình ảnh Đăm Săn ở nửa sau của văn bản gợi cho bạn suy nghĩ gì
- Có người cho rằng văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây có đủ
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi "Tác dụng của lối nói quá và cách ví von trong văn bản; nhận xét về ngôn ngữ sử thi." do Đọc tài liệu biên soạn. Chúc các em soạn văn 10 Chân trời sáng tạo thật tốt trước khi tới lớp.