Soạn sử 9 bài 18

Soạn lịch sử 9 bài 18 chắc chắn là một tài liệu hữu ích đối với bạn. Ở đây bạn sẽ được chúng tôi cung cấp đầy đủ các nội dung lý thuyết cùng bộ đề trắc nghiệm và hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa. Qua đó bạn sẽ nắm vững những kiến thức quan trọng của bài học này.

Bài 18 sử 9: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

Nội dung

Kiến thức sử 9 bài

Những kiến thức quan trọng bạn cần nằm vững của bài này:

I. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)

- Hoàn cảnh lịch sử:

+ Do đòi hỏi của phong trào đấu tranh mà ba tổ chức cộng sản ra đời, trực tiếp lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân. Làn sóng đấu tranh cách mạng dân tộc, dân chủ lan khắp cả nước.

+ Song ba tổ chức này lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau. Tình hình này nếu để kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ chia rẽ lớn.

+ Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có một Đảng Cộng sản thống nhất để lãnh đạo phong trào chung.

- Nội dung hội nghị: Hội nghị họp từ ngày 3 đến 7/2/1930 tại Cửu Long (Hương Cảng-Trung Quốc) dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc với sự tham gia của đại biểu Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng và đại biểu ngoài nước.

+ Hội nghị nhất trí tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Nhân dịp thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc ra Lời kêu gọi.

- Ý nghĩa: Hội nghị thống nhất ba tổ chức cộng sản có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được coi là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

II. Luận cương chính trị (10/1930)

- Giữa lúc phong trào cách mạng đang dâng lên, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc) vào tháng 10/1930. Hội nghị đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương, bầu Ban Chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú là Tổng Bí thư, thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo.

- Nội dung Luận cương chính trị:

+ Hai giai đoạn của cách mạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

+ Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền: đánh đổ phong kiến, đế quốc.

+ Lực lượng của cách mạng tư sản dân quyền: vô sản và nông dân.

+ Phương pháp cách mạng: tập hợp quần chúng đấu tranh, khi tình thế cách mạng xuất hiện thì phát động quần chúng vũ trang bạo động, giành chính quyền.

+ Lãnh đạo: Đảng Cộng sản lãnh đạo là điều kiện đảm bảo thắng lợi.

+ Mối quan hệ với cách mạng thế giới: liên hệ mật thiết với vô sản và các dân tộc thuộc địa.

III. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng

- Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp Việt Nam trong thời đại mới.

- Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

- Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử, khẳng định sự trưởng thành của giai cấp công nhân, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.

- Cách mạng Việt Nam trở thành bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.

- Là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của dân tộc Việt Nam.

Trên đây là tóm tắt các kiến thức quan trọng nhất của bài 18 sử 9 mà bạn cần nắm vững. Phần tiếp theo, mời các bạn cùng đến với bộ bài tập và câu hỏi trắc nghiệm để ôn tập lại những kiến thức đã được học...

Câu hỏi trắc nghiệm sử 9 bài

Câu 1. Khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng. 

1. Ngày 3/2/1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc) đã diễn ra sự kiện:

A. thành lập Đông Dương Cộng sản đảng
B. thành lập An Nam Cộng sản đảng
C. thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
D. thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương

2. Người chủ trì thống nhất ba tổ chức cộng sản là:

A. Trần Phú

B. Trịnh Đình Cửu

C. Lê Hồng Phong

D. Nguyễn Ái Quốc

3. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời từ sự thống nhất giữa các tổ chức:

A. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đảng Cộng sản Đông Dương.

B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt Cách mạng đảng.

C. Việt Nam Quốc dân đảng, Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng.

D. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

4. Người soạn thảo “Luận cương chính trị” của Đảng là:

A. Trần Phú

B. Trịnh Đình Cửu

C. Lê Hồng Phong

D. Nguyễn Ái Quốc

Xem đầy đủ bài tập và câu hỏi trắc nghiệm sử 9 bài 18

Giải bài tập SGK

Bài 2 trang 71 SGK Lịch sử 9

Bài 2 trang 71 SGK Lịch sử 9

Trả lời bài 2 trang 71 sách giáo khoa lịch sử lớp 9 nêu ra những yêu cầu bức thiết về tổ chức để đảm bảo cho cách mạng Việt Nam phát triển từ năm 1930 về sau..

Bài 1 trang 71 SGK Lịch sử 9

Bài 1 trang 71 SGK Lịch sử 9

Bài 1 trang 71 SGK Lịch sử 9: Tại sao nói sự ra đời của ba tổ chức Cộng sản vào năm 1929 là xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam?