Trắc nghiệm sử 9 bài 17 có đáp án
Trắc nghiệm bài 17 lịch sử 9 gồm 35 bài tập và câu hỏi có đáp án giúp các bạn ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trong của bài học.
Bạn tìm hướng dẫn soạn sử 9 bài 17 phải không ? Thật tuyệt! bạn đã tìm đúng rồi đấy. Ở đây bạn có thể nắm vững các kiến thức quan trọng và ôn tập lại qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cùng loạt bài hướng dẫn giải bài tập trang 65 đến 68 sách giáo khoa môn lịch sử lớp 9.
Nội dung
Những kiến thức quan trọng bạn cần nằm vững của bài này:
- Phong trào công nhân:
+ Trong hai năm 1926-1927, có nhiều cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, đồn điền cao su Cam Tiêm, Phú Riềng,..
+ Phong trào diễn ra rộng khắp từ bắc tới nam, mang tính thống nhất trong cả nước.
+ Phong trào vượt ra ngoài phạm vi một xưởng, bước đầu liên kết nhiều ngành, nhiều địa phương.
- Phong trào nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp khác cùng phát triển, kết thành một làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước.
- Các tổ chức cách mạng nối tiếp nhau ra đời.
- Sự ra đời:
+ Tiền thân là Hội Phục Việt ra đời tại Vinh do nhóm sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương và nhóm tù chính trị cũ ở Trung Kì thành lập.
+ Tháng 7/1928, lấy tên chính thức là Tân Việt Cách mạng đảng.
- Tổ chức, hoạt động:
+ Tân Việt tập hợp các trí thức và thanh niên tiểu tư sản yêu nước, hoạt động chủ yếu ở Trung Kì.
+ Trong quá trình hoạt động, nội bộ Tân Việt bị phân hoá thành hai xu hướng: tư sản và vô sản. Cuối cùng, xu hướng vô sản thắng thế. Một số đảng viên ưu tú của Tân Việt chuyển sang Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tiến tới thành lập chính Đảng Vô sản.
- Sự ra đời:
+ Tiền thân là Hội Phục Việt ra đời tại Vinh do nhóm sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương và nhóm tù chính trị cũ ở Trung Kì thành lập.
+ Tháng 7/1928, lấy tên chính thức là Tân Việt Cách mạng đảng.
- Tổ chức, hoạt động:
+ Tấn Việt tập hợp các trí thức và thanh niên tiểu tư sản yêu nước, hoạt động chủ yếu ở Trung Kì.
+ Trong quá trình hoạt động, nội bộ Tân Việt bị phân hoá thành hai xu hướng: tư sản và vô sản. Cuối cùng, xu hướng vô sản thắng thế. Một số đảng viên ưu tú của Tân Việt chuyển sang Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tiến tới thành lập chính Đảng Vô sản.
Ôn tập:
➜ Câu hỏi thảo luận trang 65 SGK Lịch sử 9
- Sự ra đời: Việt Nam Quốc dân đảng thành lập ngày 25/12/1927 với bộ phận hạt nhân đầu tiên là Nhà xuất bản Nam Đồng thư xã, chịu ảnh hưởng của “chủ nghĩa Tam dân”.
- Tổ chức và hoạt động:
+ Lãnh đạo: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu.
+ Địa bàn hoạt động chủ yếu là ở Bắc Kỳ.
+ Thành phần đảng viên phức tạp: học sinh, sinh viên, công chức, nông dân khá giả, thâu hào, địa chủ, binh lính người Việt,..
+ Hoạt động: nặng về ám sát cá nhân.
- Khởi nghĩa Yên Bái:
+ Nguyên nhân: Sau vụ ám sát Ba-danh (9/2/1930), thực dân Pháp tổ chức đàn áp. Việt Nam Quốc dân đảng bị tổn thất nặng nề. Cán bộ đảng viên từ trung ương đến địa phương đều bị bắt, nhiều cơ sở của đảng bị phá vỡ. Một số người lãnh đạo còn lại quyết định khởi nghĩa.
+ Diễn biến: Khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái đêm 9/2/1930 sau đó là Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình, Khởi nghĩa thất bại, Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí của ông bị lên máy chém.
+ Nguyên nhân thất bại: Về khách quan, lực lượng Pháp còn mạnh, đủ sức đàn áp một cuộc đấu tranh vũ trang vừa đơn độc, vừa non kém. Về chủ quan, do Việt Nam Quốc dân đảng non yếu và không vững chắc về tổ chức lãnh đạo.
+ Ý nghĩa: Cổ vũ lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc của nhân dân ta; đánh dấu sự tan rã của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng tư sản dưới ngọn cờ của Việt Nam Quốc dân đảng.
Ôn tập: Khởi nghĩa Yên Bái thất bại nhanh chóng vì những nguyên nhân nào?
- Hoàn cảnh lịch sử:
+ Sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam những năm 1928-1929.
+ Tháng 3/1929, chi bộ Cộng sản đầu tiên ra đời ở Bắc Kì thay thế Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
+ Cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng trong nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (tháng 5/1929).
- Sự ra đời ba tổ chức cộng sản:
+ Ngày 17/6/1929, Đông Dương Cộng sản đảng thành lập, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ, ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận.
+ Tháng 8/1929, An Nam Cộng sản dảng ra đời.
+ Tháng 9/1929, các đảng viên tiên tiến của Tân Việt tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn. . .
Ý nghĩa: thể hiện bước nhảy vọt của cách mạng Việt Nam.
Bổ sung thêm kiến thức tại bài hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 68 SGK Lịch sử 9
* Trên đây là những kiến thức quan trọng nhất của bài 17 sử 9 mà các bạn cần nắm vững. Phần tiếp theo, chúng tôi giới thiệu bộ đề bài tập và câu hỏi trắc nghiệm để giúp các bạn nắm vững các kiến thức đã được học.
Câu 1. Khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng.
1. Tân Việt Cách mạng đảng ra đời từ tổ chức:
A. Hội Duy Tân
B. Nam Đồng Thư xã
C. Hội Phục Việt
D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
2. Tổ chức lãnh đạo khởi nghĩa Yên Bái là:
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
B. Việt Nam Quốc dân đảng
C. Tân Việt Cách mạng đảng
D. Đảng Cộng sản Việt Nam
3. Khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ vào ngày:
A. 9/2/1929
B. 2/9/1929
C. 9/2/1930
D. 2/9/1930
4. Tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kỳ đã thành lập:
A. Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.
B. Đông Dương Cộng sản đảng.
C. An Nam Cộng sản đảng.
D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
➜ Xem chi tiết và đầy đủ bộ đề cùng đáp án trắc nghiệm sử 9 bài 17
Giải bài tập SGK
Trắc nghiệm bài 17 lịch sử 9 gồm 35 bài tập và câu hỏi có đáp án giúp các bạn ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trong của bài học.
Giải bài 1 trang 68 sách giáo khoa lịch sử lớp 9 lý giải vì sao ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam chỉ trong thời gian ngắn...
Trả lời câu hỏi trang 68 sách giáo khoa lịch sử lớp 9 lý giải một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì lại chủ động thành lập chi bộ cộng sản đầu tiền ở Việt Nam
Trả lời câu hỏi trang 67 sách giáo khoa lịch sử lớp 9: Khởi nghĩa Yên Bái thất bại nhanh chóng vì những nguyên nhân nào? chỉ ra nguyên nhân thất bại nhanh chóng
Trả lời câu hỏi trang 65 sách giáo khoa lịch sử lớp 9 chỉ ra những điểm mới trong phong trào đấu tranh của công nhân, viên chức, học sinh học nghề trong những năm 1926-1927