Soạn sử 9 bài 14

Soạn lịch sử 9 bài 14 của ĐọcTàiLiệu gồm phần tóm tắt lý thuyết và bộ câu hỏi trắc nghiệm cùng loạt bài hướng dẫn giải bài tập SGK trang 57 và 58 giúp các bạn sẽ nắm vững được các kiến thức quan trọng của bài học này.

Bài 14 sử 9: Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

Nội dung

Kiến thức sử 9 bài 14

Những kiến thức quan trọng bạn cần nằm vững của bài này:

I. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp

a. Chính sách khai thác bóc lột về kinh tế 

- Nguyên nhân:

+ Pháp tuy là nước thắng trận sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914| 1918) nhưng đất nước bị tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ.

+ Để bù đắp những thiệt hại nặng nề trong Chiến tranh, Pháp đã đẩy mạnh khai thác thuộc địa ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam.

- Nội dung khai thác: hai ngành được đầu tư nhiều nhất là nông nghiệp và khai mỏ.

+ Về nông nghiệp: đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất của nông dân, lập nhiều đồn điền trồng lúa và cao su. Năm 1927, vốn đầu tư vào nông nghiệp của Pháp là 400 triệu phrăng. Diện tích trồng cao su từ 15.000ha (1918) lên 120.000ha (1930)

+ Về công nghiệp: chúng đẩy mạnh khai thác mỏ (nhất là mỏ than), đồng thời mở thêm một số cơ sở công nghiệp chế biến giấy, gỗ, xay xát.) hoặc dịch vụ (điện, nước,...).

+ Về thương nghiệp: Pháp nắm chặt thị trường Đông Dương và Việt Nam.

+ Về giao thông vận tải: Pháp xây dựng các tuyến đường sắt, thuỷ, bộ) để phục vụ công cuộc khai thác.

+ Về tài chính: Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành | kinh tế Đông Dương. Đồng thời chúng còn tăng cường bóc lột nhân dân ta bằng chế độ thuế khóa nặng nề (thuế ruộng đất, thuế thân,.).

b. Chính sách cai trị về chính trị, văn hoá, giáo dục

- Về chính trị: mọi quyền hành tập trung trong tay người Pháp, vua Nam triều trở thành bù nhìn tay sai. Nhân dân ta không được hưởng chút quyền tự do dân chủ nào. Pháp vừa khủng bố, đàn áp vừa dụ dỗ, mua chuộc; thực hiện chính sách “chia để trị”.

Về văn hoá, giáo dục: thi hành chính sách văn hoá nô dịch, khuyến khích các hoạt động mê tín, dị đoan, các tệ nạn xã hội. Trường học được mở rất hạn chế. Xuất bản báo chí tuyên truyền cho chính sách “khai hoá” của thực dân Pháp.

➜ Tham khảo thêm nội dung kiến thức của phần I qua bài hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận trang 57 SGK Lịch sử 9

II. Xã hội Việt Nam phân hoá

- Giai cấp địa chủ, phong kiến: cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp, chiếm đoạt ruộng đất và áp bức, bóc lột nông dân. Tuy nhiên, một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước, sẵn sàng tham gia phong trào đấu tranh chống Pháp khi có điều kiện.

- Giai cấp tư sản: ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất vốn liếng nhỏ bé, bị tư sản Pháp chèn ép. Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa, giai cấp tư sản bị phân hoá thành hai bộ phận:

+ Tư sản mại bản: Quyền lợi gắn chặt với đế quốc, nên cấu kết chặt chi về chính trị với chúng.

+ Tư sản dân tộc: có khuynh hướng kinh doanh độc lập, ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ nhưng dễ thoả hiệp.

- Tiểu tư sản: ra đời gần đồng thời với tư sản Việt Nam, thành phần đa dạng, bị đế quốc bóc lột, bạc đãi, khinh rẻ, đời sống bấp bênh, có tinh thần yêu nước. Bộ phận trí thức có điều kiện tiếp xúc với trào lưu văn hoá tiết bộ bên ngoài, có tinh thần cách mạng hăng hái.

- Giai cấp nông nhân: chiếm trên 90% dân số, bị đế quốc, phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Đây là tầng lớp hăng hái và đông đảo nhất của: cách mạng.

- Giai cấp công nhân: ra đời ngay trước Chiến tranh, phát triển nhanh chóng trong cuộc khai thác thuộc địa lần hai về cả số lượng và chất lượng Giai cấp công nhân có đặc điểm: chịu ba tầng áp bức; có quan hệ gắn bó với nông dân; kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc. Giai cấp công nhân vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta.

Thuật ngữ và khái niệm bài 14 sử 9

- Thuế ruộng đất (thuế điền): thuế đánh vào ruộng đất dưới thời thực dân Pháp (đã có từ thời phong kiến). Hàng năm, tuỳ vào diện tích và loại ruộng, chủ ruộng phải nộp một số tiền cho nhà nước thực dân.

- Thuế thân (thuế định): thuế đánh vào đầu người dưới chế độ phong kiến thực dân. Theo quy định, mỗi người đàn ông từ 18 đến 60 tuổi được chia ruộng khẩu phần và hàng năm phải nộp một số tiền cho nhà nước với mức khá nặng.

- Tư sản mại bản: một bộ phận trong giai cấp tư sản ở các nước thuộc địa, phụ thuộc làm đại lí cho công ty tư bản độc quyền, hoặc tham gia bỏ vốn vào công ty của đế quốc. Họ có quyền lợi gắn chặt với đế quốc.

- Tư sản dân tộc: một bộ phận trong giai cấp tư sản ở các nước thuộc địa, phụ thuộc, bị đế quốc chèn ép về kinh tế, hạn chế về chính trị. Trong một chừng mực nhất định, họ có tinh thần cách mạng nhưng không triệt để.

➜ Xem thêmThái độ chính trị và khả năng cách mạng các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh.

# Trên đây là những kiến thức lý thuyết bài 14 sử 9 ( Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ) quan trọng nhất mà các em cần phải nắm vững. Để ôn tập, các em có thể tham gia làm các bài tập và câu hỏi trắc nghiệm ở phần tiếp theo của tài liệu này hoặc xem tiếp phần soạn sử 9 các bài khác

Câu hỏi trắc nghiệm sử 9 bài 14

Câu 1. Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng.

1. Nguyên nhân thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là:

A. thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

B. vơ vét bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh gây ra.

C. thực hiện cho vay lấy lãi.

D. khai hóa cho Việt Nam.

2. Chương trình khai thác sau Chiến tranh thế giới thứ nhất được gọi là:

A. cuộc khai thác lần thứ nhất

B. cuộc khai thác lần thứ hai

C. cuộc khai thác lần thứ ba
D. cuộc khai thác lần thứ tư

3. Trong chương trình khai thác thuộc địa lần hai, Pháp bỏ vốn nhiều nhất vào các ngành:

A. nông nghiệp và khai mỏ.

B. công nghiệp chế biến và nông nghiệp.

C. công nghiệp chế biến và thương nghiệp.
D. ngân hàng và giao thông.

4. Về chính trị, Pháp đã áp dụng ở Việt Nam chính sách:

A. ngu dân

B, khai hóa C. chia để trị

D, đầu tư vốn vào sản xuất

5. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam phân hoá thành các giai cấp, tầng lớp:

A. quan lại Pháp, địa chủ phong kiến, nông dân, công nhân, tư sản, tiểu tự sản

B. phong kiến, công nhân, nông dân, dân nghèo

C. địa chủ phong kiến, công nhân, tư sản, tiểu tư sản, nông dân

D. địa chủ phong kiến, công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, tư sản mại bản, tiểu tư sản

➜ Xem đầy đủ câu hỏi và đáp án đề trắc nghiệm sử 9 bài 14

Giải bài tập SGK

Bài 2 trang 58 SGK Lịch sử 9

Bài 2 trang 58 SGK Lịch sử 9

Trả lời bài 2 trang 58 sách giáo khoa lịch sử lớp 9 chỉ ra thái độ chính trị và khả năng cách mạng các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh...

Bài 1 trang 58 SGK Lịch sử 9

Bài 1 trang 58 SGK Lịch sử 9

Trả lời bài 1 trang 58 sách giáo khoa lịch sử lớp 9 chỉ ra sự phân hóa ở Xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất...

Câu hỏi thảo luận trang 57 SGK Lịch sử 9

Câu hỏi thảo luận trang 57 SGK Lịch sử 9

Trả lời câu hỏi trang 57 sách giáo khoa lịch sử lớp 9 lý giải lý do thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất..