Hướng dẫn soạn bài 9 trang 39 sgk Lịch sử và địa lí 6 theo chương trình SGK mới bộ Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em hiểu rõ hơn về đất nước Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII, quá trình hình thành thống nhất chế độ xã hội và thành tựu văn minh tiêu biểu...
Mục tiêu cần đạt:
- Nắm được những điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại
- Hiểu được quá trình thống nhất, xác lập chế độ phong kiến của TQ
- Nêu được những thành tựu cơ bản của nền văn minh Trung Quốc thời cổ đại đến thế kỉ VII
Chi tiết nội dung soạn Sử 6 sgk Kết nối tri thức bài 9:
I. Trả lời câu hỏi phần kiến thức mới bài 9 sách Kết nối tri thức
1. Câu hỏi trang 40 Sử 6 sgk Kết nối tri thức
- Theo em, Hoàng Hà và Trường Giang đã tác động như thế nào đến cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại?
Gợi ý trả lời: Những tác động của hai con sông Hoàng Hà và Trường Giang tới cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại có thể kể đến là:
- Thuận lợi:
+ Lượng phù sa bồi đắp lớn của hai con sông này đã tạo nên đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam rộng lớn, phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
+ Thượng nguồn các dòng sông là vùng đất cao, có nhiều đồng cỏ nên rất thuận lợi cho chăn nuôi sớm phát triển.
+ Giao thông đường thủy
+ Hệ thống tưới tiêu
+ Đánh bắt cá làm thức ăn
- Khó khăn: Lũ lụt do hai con sông cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho đời sống của người dân. Tình trạng lụt lội của Hoàng Hà tồi tệ hơn rất nhiều so với khu vực dọc Trường Giang về hướng Nam
2. Câu hỏi trang 41 Sử 6 sgk Kết nối tri thức
- Nhà Tần đã thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc như thế nào?
- Hãy xây dựng trục thời gian từ thời nhà Hán đến thời nhà Tùy.
Gợi ý trả lời:
- Quá trình nhà Tần thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc:
- Tần Thủy Hoàng là vị vua khởi đầu việc xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến tập quyền.
- Vua Tần xưng là Hoàng đế, là đấng tối cao có quyền hành tuyệt đối, quyết định mọi vấn đề của đất nước.
- Dưới vua có hệ thống quan văn, quan võ. Thừa tướng đứng đầu các quan văn, Thái úy đứng đầu các quan võ. Đây là hai chức quan cao nhất của triều đình để giúp Hoàng đế trị nước; ngoài ra còn có các quan coi giữ tài chính, lương thực...
- Hoàng đế còn có một lực lượng quân sự lớn để duy trì trật tự xã hội, trấn áp các cuộc nổi dậy trong nước, tiến hành chiến tranh xâm lược với bên ngoài.
- Hoàng đế chia đất nước thành các quận, huyện; đặt các chức quan Thái thú (ở quận) và Huyện lệnh (ở huyện). Các quan lại phải hoàn toàn tuân theo mệnh lệnh của Hoàng đế và luật pháp của nhà nước.
- Nhiều giai cấp mới được hình thành. Quan hệ bóc lột giữa địa chủ và tá điền dần được xác lập.
- Xây dựng trục thời gian từ thời nhà Hán đến thời nhà Tùy:
3. Câu hỏi trang 42 Sử 6 sgk Kết nối tri thức
- Kể tên một số thành tựu văn minh tiêu biểu của người Trung Quốc cổ đại.
Gợi ý trả lời: Một số thành tựu văn minh tiêu biểu của người Trung Quốc cổ đại:
- Chữ viết: Từ thời nhà Thương, người Trung Quốc đã khắc chữ trên mai rùa, xương thú, gọi là giáp cốt văn.
- Văn học: Kinh Thi là tập thơ cổ nhất ở Trung Quốc, gồm nhiều sáng tác dân gian, được Khổng Tử sưu tập và chinh lí. Nhiều bài thơ trong đó là nguồn cảm hứng sáng tác thơ ca Trung Quốc giai đoạn sau, đồng thời cũng ảnh hưởng lớn đến văn học của các nước khác, trong đó có Việt Nam. Thời này cũng đã xuất hiện nhiều nhà tư tưởng nổi tiếng, tiêu biểu là Khổng Tử và Lão Tử.
- Sử học: Những bộ sử tiêu biểu như Sử kí của Tư Mã Thiên, Hán thư của Ban Cố,...
- Tính lịch: Người Trung Quốc cũng đã phát minh ra một loại lịch dựa trên sự kết hợp giữa âm lịch và dương lịch mà cho đến ngày nay vẫn ảnh hưởng đến cách tính thời gian của nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam.
- Khoa học - kỹ thuật: Thế kỉ II TCN, họ đã phát minh ra thiết bị đo động đất sớm nhất thế giới (gọi là địa động nghi). Đặc biệt, người Trung Quốc cổ đại đã đặt nền tảng cho bốn phát minh quan trọng về mặt kỹ thuật, đó là giấy, thuốc nổ, la bàn và kĩ thuật in sau này.
- Y học: Bộ Hoàng đế nội kinh của Hoa Đà (một trong “tứ đại danh y của Trung Quốc) được coi là sách kinh điển của y học cổ truyền Trung Hoa, Hoa Đà cũng nguời đầu tiên thực hiện phương pháp phẫu thuật gây mê.
- Về kiến trúc: Các triều đại từ Tần đến Tùy đều chú trọng xây dựng những công trình kiến trúc đồ sộ như Vạn Lý Trường Thành, Lăng Ly Sơn,...
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Luyện tập và vận dụng bài 9
1. Câu hỏi luyện tập trang 43 Sử 6 sgk Kết nối tri thức
- Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại đã tác động như thế nào đến sự hình thành nền văn minh của quốc gia này?
Gợi ý trả lời:
Những điều kiện tự nhiên tác động đến sự hình thành nền văn minh của Trung Quốc cổ đại:
- Địa hình Trung Quốc rất đa dạng và phong phú, phía Tây có nhiều núi và cao nguyên, khí hậu khô hanh, phía đông có các bình nguyên châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc làm nông nghiệp.
- Trung Quốc có hai con sông lớn chảy qua, đó là Hoàng Hà (dài 5.464 km) ở phía Bắc và Trường Giang (dài 6.300 km) ở phía Nam. Hoàng Hà từ xưa thường gây ra lũ lụt, do đó đã bồi đắp cho đất đai thêm màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp khi công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ. Từ đó nơi đây trở thành cái nôi của nền văn minh Trung Hoa.
- Khi mới thành lập nước (vào khoảng thế kỉ XXI TCN) địa bàn Trung Quốc chỉ mới là một vùng nhỏ ở trung lưu lưu vực Hoàng Hà. Về sau được mở rộng dần, đến cuối thế kỉ III TCN Trung Quốc trở thành một nước phong kiến thống nhất. Trong thời gian này, Trung Quốc đã đi chinh phục các nước xung quanh mở rộng lãnh thổ như hiện nay.
2. Câu hỏi vận dụng trang 43 Sử 6 sgk Kết nối tri thức
- Trong các thành tựu của văn minh Trung Quốc cổ đại, em ấn tượng nhất thành tựu nào? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
Trong các thành tựu của văn minh Trung Quốc cổ đại, em ấn tượng nhất với công trình Vạn Lí Trường Thành. Vạn Lý Trường Thành được xem như công trình vĩ đại nhất Trung Quốc, là một trong những kỳ quan nhân tạo lâu đời nhất và hùng vĩ nhất còn tồn tại đến ngày nay, biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc cổ đại.
Quá trình xây dựng Vạn Lý Trường Thành mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc, cả mồ hôi, xương máu của người dân. Nhiều gia đình bị ly tán, nhiều công nhân đã chết và mai táng như một phần của công trình này. Công nhân được huy động khắp nơi từ lính, nông dân, phiến quân. Sử dụng các loại vật liệu như đá, đất, cát, gạch và hoàn toàn sử dụng các phương tiện thô sơ trong xây dựng và vận chuyển bằng tay, dây thừng, giỏ đeo.
Vạn Lí Trường Thành là "Bảy kỳ quan mới của thế giới" và Di sản Thế giới của UNESCO.
-/-
Trên đây là những gợi ý của Đọc tài liệu nội dung bài hướng dẫn soạn sử 6 bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII thuộc bộ sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống. Hi vọng tài liệu sẽ giúp các em có thể hiểu và nắm chắc nội dung bài học hơn thông qua những lời giải chi tiết cụ thể. Chúc các em học tốt !