Soạn bài Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát (Cánh Diều)

Xuất bản: 28/06/2021 - Cập nhật: 12/07/2021 - Tác giả:

Soạn bài Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát trang 83 SGK Ngữ văn 6 tập 1 sách Cánh Diều với hướng dẫn chi tiết viết bài.

Chủ đề: Soạn văn 6 sách Cánh Diều

Soạn văn 6 Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát trang 83 SGK Ngữ văn 6 tập 1 sách Cánh Diều được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Soạn bài Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát (Cánh Diều)

1. Định hướng - Soạn bài Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát sách Cánh Diều

Định hướng - trang 83 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều

a) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát là ghi lại những cảm xúc của bản thân về bài thơ đó. Người viết cần trả lời câu hỏi: Bài thơ gợi cho em những cảm nghĩ gì? Đoạn văn có thể chỉ nêu cảm nghĩ về một chi tiết nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ lục bát mà em có ấn tượng và yêu thích.

b) Để viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát, các em cần chú ý:

+ Đọc kĩ dể hiểu bài thơ.

+ Lựa chọn một số yếu tố trong bài thơ mà em thấy yêu thích, thú vị nhất.

+ Viết đoạn văn nêu rõ: Em thích nhất chi tiết, yếu tố,… nào trong bài thơ?

2. Thực hành - Soạn bài Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát sách Cánh Diều

Bài tập: Em hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát:” À ơi tay mẹ”,” về thăm mẹ”) hoặc về một bài ca dao Việt Nam đã học.

a) Chuẩn bị

(trang 83 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều)

- Đọc kĩ đề bài và xác định yêu cầu của đề.

- Chọn bài thơ mà em sẽ phát biểu cảm nghĩ.

- Đọc lại bài thơ.

b) Tìm ý và lập dàn ý (trang 83 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều)

- Tìm ý cho đoạn văn bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi như:

+ Bài thơ lục bát em thích là bài thơ nào?

Gợi ý: Về thăm mẹ.

+ Nội dung hoặc yếu tố nghệ thuật nào trong bài thơ làm cho em thích? Vì sao em thích?

Gợi ý:

  • Em yêu thích bởi vì bài thơ nêu lên tình cảm của người con với mẹ của mình.
  • Yếu tố nghệ thuật theo em đặc sắc nhất chính là: Bài thơ sử dụng hình ảnh giản dị nhưng nêu bật được sự yêu thương, chăm sóc của người mẹ dành cho người con

Bất ngờ rụng ở trên cành

Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.

+ Em có suy nghĩ và cảm xúc gì về bài thơ?

Gợi ý: Bài thơ viết về tình mẫu tử thiêng liêng, từ những điều giản dị, đời thường, gắn liền với cuộc sống giúp chúng ta thấy được tình cảm, sự vất vả, chắt chiu, hi sinh của người mẹ. Từ đó dấy lên trong lòng người con sự thương xót và lòng kính trọng dạt dào dành cho người mẹ. Qua bài thơ, đối chiếu lại với bản thân mình, em nhớ lại những hành động yêu thương, chăm sóc của mẹ mà tự hứa phải không ngừng học tập, rèn luyện bản thân để cha mẹ vui lòng.

- Lập dàn ý đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ theo gợi ý:

+ Mở đoạn: Nêu được tên bài thơ, tác giả (nếu có) và cảm nghĩ chung của em về bài thơ.

+ Thân đoạn:

Chỉ ra nội dung hoặc nghệ thuật cụ thể của bài thơ khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ. Ví dụ: Về nội dung, bài thơ viết về đề tài gia đình thân thuộc, về tình cảm yêu thương, gắn bó với tất cả mọi người; Về hình thức, bài thơ sử dụng thể lục bát quen thuộc, gần gũi, có cách ngắt nhịp và gieo vần phù hợp với việc thể hiện nội dung tình cảm gia đình,...
Nêu lên các lí do khiến em thích. Ví dụ: Về nội dung, bài thơ gợi cho em những kỉ niệm, tình cảm, cảm xúc thân thương về ông, bà, mẹ , cha và những người thân,...; Về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng các từ ngữ, hình ảnh rất sinh động, gợi cảm; các biện pháp tu từ và cách gieo vần, ngắt nhịp độc đáo;...

+ Kết đoạn: Khái quát lại cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩa của bài thơ. Ví dụ: Bài thơ nói giúp em được những gì (tình cảm đối với ông, bà, cha, mẹ, người thân)?

c) Viết (trang 84 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều)

Gợi ý:

Bằng lối diễn đạt giản dị kết hợp với thể thơ lục bát truyền thống, những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gũi thân thương. Bài thơ "Về thăm mẹ" biểu đạt dòng cảm xúc của người con khi trở về thăm mẹ sau bao ngày xa cách.
Bài thơ "Về thăm mẹ" là một bản giao hòa đầy tinh tế của lối thơ lục bát rất chỉnh và những biện pháp tu từ như ẩn dụ, liệt kê,... Với việc sử dụng thể thơ lục bát, nhà văn đã có thể diễn tả trọn vẹn tình cảm, cảm xúc của mình dành cho mẹ. Từ những điều giản dị, đời thường, gắn liền với cuộc sống của mẹ cũng như sự trưởng thành của con, chúng ta thấy được tình cảm, sự vất vả, chắt chiu, hi sinh của người mẹ. Từ đó dấy lên trong lòng người con một lòng thương xót, kính trọng dạt dào. Đặc biệt, có một yếu tố nghệ thuật theo em đặc sắc nhất chính là:

Bất ngờ rụng ở trên cành

Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.

Mặc dù đó chỉ là một hình ảnh giản dị, tuy nhiên đã khái quát được sự yêu thương, chăm sóc đến từng chi tiết nhỏ nhất của người mẹ. Trái na cuối vụ - chỉ một hình ảnh nhỏ bé ấy - cũng khiến người đọc nao lòng. Trái na ấy đã đến cuối vụ nhưng mẹ cũng không nỡ vặt xuống ăn mà cứ để đó phần con, đợi con về. Hình ảnh ấy cũng giống như sự chờ đợi của mẹ, sự yêu thương tằn tiện để lo cho con được no ấm. Qua bài thơ, đối chiếu lại với bản thân mình, em nhớ lại những hành động yêu thương, chăm sóc của mẹ mà tự hứa phải không ngừng học tập, rèn luyện bản thân để cha mẹ vui lòng. Như vậy bài thơ Về thăm mẹ vừa giúp học sinh hiểu hơn về thể thơ lục bát, vừa xây dựng cảm xúc thẩm mĩ về tình mẫu tử thiêng liêng.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa (trang 84 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều)

Đọc lại đoạn văn đã viết. Đối chiếu với yêu cầu đã nêu ở mục 1. Định hướng và dàn ý ở mục 2. Thực hành để tự phát hiện các lỗi và biết cách sửa lỗi.

~/~

Vậy là trên đây Đọc tài liệu đã hướng dẫn các em hoàn thiện phần soạn bài Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát trang 83 Ngữ Văn 6 tập 1 sách Cánh Diều. Chúc các em học tốt.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM